Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 30/10, tại Cần Thơ. Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ khó khăn khi thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non trong thực tiễn, trên cơ sở đó tham vấn giải pháp tháo gỡ, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản luật.
"Không giảm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở" - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023 - 2024, diễn ra chiều 10/5, tại Trụ sở Chính phủ.
Nhiều năm trở lại đây, cứ đến sát Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội thì dư luận lại dậy sóng với những thông tin “giáo viên ép học sinh có học lực yếu, kém và phụ huynh không cho con thi vào công lập” hoặc “giáo viên tư vấn phụ huynh cho con thi vào các trường công lập ở ngoại thành có điểm tuyển sinh thấp”. Hiện tượng cứ đến hẹn lại lên này luôn là mối quan tâm của xã hội khi mà kỳ thi này được đánh giá là nóng nhất, hơn cả thi đại học.
Quan điểm về tự chủ đại học ở Việt Nam vẫn còn có những nhầm lẫn đáng tiếc theo nghĩa tự chủ là "tự do" và "tự lo", dẫn tới cách hiểu, cách tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn không thống nhất.
Ngày 18/4, tại Bình Dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo hội nghị.
Ngày 13/4, khoảng 100 nhà quản lý, chuyên gia giáo dục và đại diện các trường đại học Việt Nam và Anh đã tham dự hội thảo giáo dục do Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Mạng lưới đối tác giáo dục đại học Việt Nam - Anh tổ chức tại London theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hợp tác liên kết quốc tế - Chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây thông điệp của Tọa đàm “Nâng cao chất lượng giáo dục cho hội nhập và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”, do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức ngày 30/3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Phương án này được kỳ vọng vừa đáp ứng được yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy và học theo sự tiến bộ của người học. Đồng thời, kết quả thi đủ độ tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo xét tuyển, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm.
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Phương án này nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 và lộ trình tự chủ giáo dục đại học.
Ở Đông Nam Á, có một cụm từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến “same same, but different”, nghĩa là thứ nhìn bề ngoài na ná nhưng thực ra khác biệt. Hàm ý của cụm từ này rất đúng với tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các chương trình liên kết giáo dục đại học giữa Vương quốc Anh và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang đối mặt.
Ngày 23/2, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Giáo dục và hệ sinh thái AI - GPT: Cơ hội và thách thức”.
Chiều 15/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình giáo dục và đào tạo.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục năm 2022”. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng triển khai công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục; quán triệt phương hướng triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới và giải đáp, tháo gỡ khó khăn của các Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình thực hiện.
Thiếu giáo viên, trường lớp, chưa có tài liệu Giáo dục địa phương... là những khó khăn lớn nhất của nhiều địa phương khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 8/12, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đại học trên thế giới tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đại học bền vững: Cơ hội và thách thức”.
Ngày 4/12, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Ngày hội Toán học mở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, với chủ đề “Toán học kết nối”.
Sáng 27/11, Thành đoàn Cần Thơ phối hợp với các trường đại học trên địa bàn tổ chức Hội thảo khoa học giáo dục, xã hội và nhân văn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Nghiên cứu khoa học trong sinh viên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2022.
Chiều 15/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Ngày 10/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, với gần 500 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.
Chiều 8/10, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp cùng Hệ sinh thái Giáo dục và Nghề nghiệp – VitanEdu tổ chức hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời – Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”.