Bài 1: Vì sao có tới 1.226 hồ sơ được xét duyệt?Trước khi rà soát theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, có tới 1.226 hồ sơ Giáo sư, Phó Giáo sư được xét duyệt. Dư luận ồn ào về một “chuyến tàu vét” trước khi thay đổi tiêu chuẩn xét duyệt được xem là đáp ứng tốt các yêu cầu của hiện tại.Ồn ào thông tin không bình thường về một "đợt vét"Ngày 1/2, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017.
Năm 2017, tổng số GS, PGS là 1.226 người. Như vậy, so với năm 2016, tổng số GS, PGS tăng 1,7 lần. Năm 2016, tổng số ứng viên đạt là 712, GS là 72 và PGS là 640.
Ngay lập tức, dư luận ồn ào thông tin dấu hiệu không bình thường về một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn GS, PGS bởi ở các đợt xét xét duyệt chức danh GS, PGS trước đó, tỷ lệ tăng, giảm thường không nhiều vào khoảng 1,1 lần hay cao nhất cũng chỉ khoảng 1,3 lần (năm 2016 so với năm 2015).
Số lượng GS, PGS được công nhận năm 2017 tăng cao so với năm 2016.
|
Về số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017, HĐCDGSNN cho biết, đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 là công việc thường niên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo về tình hình đăng ký và xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017, GS. Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký HĐCDGSNN cho biết các HĐCDGSCS, HĐCDGSN thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế và theo chỉ đạo của HĐCDGSNN, nhất là các chỉ đạo cụ thể, sát sao, kịp thời của Chủ tịch và Thường trực HĐCDGSNN.
Theo ông Nhung, sở dĩ tổng số ứng viên năm nay có tăng nhiều hơn so với các năm trước là do ngày hết hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần 6 tháng so với năm 2016 (năm nay là 5/11, năm 2016 là 25/5). Trong 6 tháng đó số lượng ứng viên tích luỹ đủ tiêu chuẩn được tăng lên như số bài báo, hướng dẫn thêm nghiên cứu sinh, học viên cao học…
Ông Nhung cũng cho rằng, có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh; nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành. Quy định mà ông Nhung đề cập đến là Dự thảo mới nhất về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm GS, PGS mà Bộ GD-ĐT trình Chính phủ được với nhiều yêu cầu khắt khe để thay thế cho Quyết định số 174 của Thủ tướng ban hành từ năm 2008.
Năm 2017 là năm cuối cùng xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS theo quy định của việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS được quy định trong Quyết định số 174. Dự thảo mới quy định chi tiết về công bố khoa học quốc tế, yêu cầu rõ ràng về khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và quan trọng hơn cả là đề cao tính minh bạch với yêu cầu công khai hồ sơ ứng viên. Hồ sơ điện tử của ứng viên phải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên) và trên Trang thông tin điện tử của HĐCDGSNN.
Hành trình minh bạch của những bộ hồ sơĐể có thể điền tên vào bản danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, các bản hồ sơ ứng viên sẽ phải trải qua quá trình rà soát, hậu kiểm hồ sơ ứng viên, thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm qua ba cấp Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGSCS), Hội đồng chức danh giáo sư ngành/liên ngành (HĐCDGSN), Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN). Các bước tiến hành được quy định rõ trong quyết định số 20 về việc sửa, bổ sung một số điều của quyết định số 174 năm 2008 "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư" do Thủ tướng ban hành năm 2012.
Tuy nhiên, tính nghiêm túc, công khai và minh bạch của quá trình xét duyệt đang bị đặt một dấu hỏi lớn trong công luận. Ông Vũ Hào Quang - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học – Giáo dục và Môi trường của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam khẳng định trên tờ Sài Gòn giải phóng: “Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành”.
Như vậy, có thể thấy, sự thiếu sót dù còn tồn tại ở một khâu đang làm ảnh hưởng tới toàn bộ các hội đồng cũng như hệ thống phong học hàm của quốc gia.
Chỉ một tuần sau khi danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 được công bố, ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2/2018.
Công văn số 1418/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. |
Trả lời báo chí, GS, TSKH Bùi Văn Ga, Phó Chủ tịch HĐCDGSNN tiếp tục khẳng định tính minh bạch của quá trình xét duyệt: “Xin khẳng định là chất lượng năm nay hoàn toàn đảm bảo, các Hội đồng làm việc nghiêm túc, các ứng viên có trình độ chuyên môn công bố quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ cao hơn nhiều so với những năm trước. Sở dĩ số lượng ứng viên tăng cao là do năm nay chúng ta thông báo đợt xét tuyển chậm hơn so với mọi năm để chờ quy định mới, nhiều em đi học trong Đề án 322, 911 của Nhà nước năm nay đã về nước số lượng đông hơn, tỷ lệ tiến sĩ ở các trường học cũng tăng nhiều so với mọi năm vì vậy số ứng viên tăng cao.”
Về việc có tới 95 bộ hồ sơ cần xét lại, GS, TSKH Bùi Văn Ga, cho biết, họ là những ứng viên còn thiếu các chứng cứ, thiếu xác minh của cơ sở hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Những hồ sơ này được Bộ GD-ĐT giao cho thanh tra tiếp tục xác minh làm rõ. HĐCDGSNN cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm khi để nhiều hồ sơ cần phải xem xét lại. Vai trò của các HĐCDGSCS là phải xác minh tất cả các chứng cứ này trước khi gửi lên các cấp cao hơn.
Qua vấn đề này, theo ông Ga cũng có thể thấy các tiêu chuẩn đặt ra để xét công nhận GS, PSG từ năm 2008 cách đây khoảng 8 năm là cao nhưng hiện tại nhiều người có thể đạt được. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã đề xuất Thủ tướng cho ban hành Quyết định thay thế cho Quyết định 174 và Quyết định 20 để cho nâng cao thêm các tiêu chí ứng viên GS và PGS cho các đợt xét sắp tới.
Bài 2: Minh bạch hồ sơ GS, PGS - Chính phủ quyết liệt