Đúng là bức tranh cải cách thủ tục hành chính có hai mảng. Đó là mục tiêu, quyết tâm cải cách và các giải pháp cụ thể của cải cách thì tương đối mạnh mẽ. Có thể nói là rất quyết liệt, đầy đủ và toàn diện.
Nếu nhìn vào chỉ đạo của Chính phủ thông qua các Nghị quyết gần đây như Nghị quyết 98/NQ-CP/2017, Nghị quyết 01/NQ-CP/2018 thì chúng ta đều thấy quyết tâm rất cao, mục tiêu cũng rõ ràng, quyết liệt với các giải pháp đồng bộ, toàn diện.
Tuy nhiên, phần quan trọng của bức tranh này, là những chỉ đạo đó
được thể hiện trên thực tế như thế nào?. Ở góc độ này, tôi thấy việc
thực hiện so với chỉ đạo rõ ràng còn một khoảng cách tương đối lớn, thậm
chí là rất lớn so với quyết tâm của Chính phủ.
Câu chuyện hiện
nay đặt ra về cải cách thủ tục hành chính là có một khoảng trống giữa
quyết tâm và kết quả thực hiện. Và rõ ràng, kết quả đạt được không được
như mục tiêu và kỳ vọng của Chính phủ.
Với
hành động cụ thể của các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính
thì ông nhận định như thế nào về khoảng cách chất lượng thể chế và môi
trường kinh doanh của Việt Nam trong khu vực ASEAN ở thời điểm này?Nếu khách quan đánh giá thì môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn khoảng cách so với các nước đứng đầu.
Với
những nỗ lực trong năm 2017, xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2018
của Việt Nam tăng hơn 10 bậc và hiện xếp thứ 80/180 quốc gia (mức trên
trung bình), nhưng còn khoảng cách rất xa so với các nước như Thái Lan,
Singapore, Malaysia và tương đương Indonesia, cao hơn Philippin, Lào,
Campuchia.
Ngoài ra, có nhiều đánh giá khác để đo lường chất
lượng môi trường kinh doanh ngoài chỉ số của Ngân hàng Thế giới như năng
lực cạnh tranh, tự do kinh tế, bảo hộ sở hữu trí tuệ, sở hữu tài
sản…thì so sánh mặt bằng chung Việt Nam còn khoảng cách lớn.
Thậm chí ở một số khía cạnh thì chúng ta còn ở vị trí rất yếu như bảo vệ quyền tài sản, sở hữu trí tuệ…
Để
tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “Trung ương thì cải cách mạnh,
nhưng địa phương lại trì trệ” trong cải cách thủ tục hành chính thì cần
phải có cơ chế giám sát nào nhằm ngăn chặn căn bệnh trầm kha này, thưa
ông?Theo tôi, quyết tâm và thông điệp của
Chính phủ rất mạnh mẽ và rõ ràng. Thông điệp cải cách đã rõ ràng và cụ
thể, song thông điệp đó khi triển khai xuống các bộ thì quyết tâm cải
cách chưa thực sự nóng, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của Chính
phủ. Cái này rõ ràng không hẳn là "trên nóng, dưới lạnh" mà ngay tại các
bộ ngành, quyết tâm, khát vọng cải cách phải cao hơn nữa.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp về mặt thủ tục, giấy phép. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN |
Một số bộ, ngành cho thấy sự tích cực chủ động, quyết liệt, nhưng đa số chưa thấy sự khát vọng, động lực cải cách thực sự cũng như sự tích cực, nhiệt tình trong cải cách…
Khi triển khai xuống địa phương có nơi tích cực, một số địa phương không thể hiện tích cực, số còn lại tuân thủ yêu cầu của Chính phủ nhưng chưa đi vào thực chất. Đặc biệt ở nhiều địa phương còn lúng túng và chưa hiểu rõ yêu cầu cải cách là gì.
Khó khăn là do địa phương là cơ quan thực thi chính sách, bộ, ngành tham mưu chính sách là chủ yếu nên nếu không quyết tâm xây dựng thể chế, chính sách có tác dụng tốt thì không thể thực thi dễ dàng, đầy đủ.
Vì nếu quy định về thủ tục hành chính không dễ hiểu, rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau thì rủi ro cho cả bên thực hiện thủ tục hành chính và bên tổ chức giải quyết thủ tục hành chính.
“Ngọn lửa” cải cách thủ tục hành chính đã được Chính phủ thắp lên, vậy theo ông cần phải có hành động cụ thể nào để ngọn lửa này lan tỏa một cách rộng khắp tại các bộ, ngành và địa phương?Làm thế nào để duy trì và phát huy động lực cải cách thì đúng là cần có kinh nghiệm. Ở trong nước, nếu cải cách dựa vào sự tự nguyện của các bên có liên quan, các bên tự đi cải cách công việc của chính mình thì khó khả thi.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây có một sự thay đổi tích cực hơn, một số bộ, ngành, địa phương đã năng động, tích cực trong cải cách, nhưng con số này thực sự chưa nhiều.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số nước họ sử dụng hai biện pháp ép buộc. Đó là ép từ trên xuống, họ vẫn duy trì thành lập bộ phận chuyên môn sâu giúp Chính phủ thực hiện cải cách cũng như đề xuất bãi bỏ để Chính phủ ra quyết định, chứ không đợi các bộ, ngành rà soát, đệ trình lên chính phủ vì như vậy rất khó có kết quả cao. Ở trong những giai đoạn cần thiết cần phải có biện pháp này.
Thứ hai là gắn phân bổ ngân sách trung ương cho địa phương theo kết quả cải cách thủ tục hành chính. Ngân sách cũng là bài toán để duy trì động lực cải cách, buộc những đơn vị không chịu cải cách cũng phải cải cách. Một mặt thúc đẩy, yêu cầu, kêu gọi tự giác thì Chính phủ vẫn cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa.
Với những hành động quyết liệt từ Chính phủ, ông có kỳ vọng như thế nào về công tác cải cách thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới?Chúng ta đều mong muốn và kỳ vọng có kết quả tốt. Với guồng máy và động thái như hiện nay từ tất cả các bên liên quan thì vẫn có kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần rút ngắn thời gian nhanh hơn chứ không thể chờ đợi vài ba năm nữa. Nỗ lực trong năm nay phải lớn hơn, quyết liệt hơn, tập trung mạnh vào khâu tổ chức thực hiện.
Dù còn nhiều thách thức, nhưng nếu tổ chức thực hiện và các giải pháp, mục tiêu đề ra đạt được trong thời gian nhanh nhất thì kết quả sẽ phát huy tác dụng một cách đầy đủ và kịp thời.
Xin cảm ơn ông!