Chiến dịch đã đập tan cứ điểm Khe Sanh, là nơi phòng thủ kiên cố, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh của chiến tranh kiểu Mỹ. Từ đó, tạo yếu tố quan trọng trong chiến thắng Xuân Hè 1972, giải phóng Quảng Trị, tạo đà cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân lịch sử năm 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hy sinh xương máu của chiến sỹ, đồng bào, đồng chí và cảm phục tấm lòng thủy chung, son sắt đối với cách mạng, với Đảng, Bác Hồ của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô; khắc ghi và giữ gìn mối tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào anh em.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội hoan nghênh Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị và các tổ chức, cá nhân, những nhà hảo tâm đã phối hợp tổ chức và tham gia chương trình “Nghĩa tình Khe Sanh” hướng về người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, góp phần trong công cuộc xây dựng huyện biên giới Hướng Hóa trở thành huyện miền núi kiểu mẫu, xứng đáng với truyền thống cách mạng, anh hùng và niềm tin yêu của đồng bào, đồng chí trong cả nước.
Chương trình “Nghĩa tình Khe Sanh” với các tiết mục văn nghệ độc đáo đã tái hiện lại một thời kỳ lịch sử của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Các đại biểu, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử đã ôn lại quá khứ hào hùng của cha ông.
Huyện Hướng Hóa, nơi có một phần đi qua của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Chính nơi đây, các sư đoàn chủ lực của quân giải phóng đã vượt qua mưa ngàn thác lũ, lội suối băng rừng, hướng tới tiền tuyến miền Nam để làm nên thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 19.
Trong cuộc chiến oanh liệt ấy, mặt trận Đường 9 - Khe Sanh trở thành một trong những chiến trường tiêu biểu, góp phần khẳng định sức mạnh ý chí, bản lĩnh và tầm cao trí tuệ Việt Nam. Bản anh hùng ca Đường 9 - Khe Sanh luôn ngời sáng hình ảnh những người cha Vân Kiều, người mẹ Pa Cô hồn hậu, chân chất đầy nghĩa tình, thủy chung với cách mạng, luôn đùm bọc che chở bộ đôi, tích cực tham gia và phục vụ chiến đấu để góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc.
Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa năm 19 và nhiều thắng lợi khác trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị cũng ghi dấu tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn của quân dân hai nước Việt - Lào. Trên từng nẻo đường chiến dịch, máu của các thế hệ cha ông đã tô thắm cho tình đoàn kết Lào - Việt mãi mãi vững bền, sắc son.
50 năm đã trôi qua, Khe Sanh hôm nay đã trở thành điểm đến mới trên con đường xuyên Á của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Vượt qua những nỗi đau của chiến tranh, cuộc sống người dân đã và đang từng bước đi lên góp sức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.