Sáng 11/6 tại Vĩnh Long, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11/6/1912-11/6/2012). Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật những cống hiến to lớn của cố Chủ tịch Phạm Hùng - người chiến sỹ cộng sản trung kiên, bất khuất. Báo Tin Tức trân trọng giới thiệu toàn văn bài Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng,
Thưa quý vị đại biểu,
Thưa đồng chí, đồng bào,
Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long, cùng đồng chí, đồng bào thành kính, trang
trọng tổ chức Lễ
kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng - người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người con ưu tú của dân tộc Việt Nam - của quê hương Vĩnh Long.
Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại, hiểu rõ hơn về cuộc đời và những cống hiến to lớn của đồng chí Phạm Hùng đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, của dân tộc ta và để các thế hệ hôm nay học tập, noi theo tấm gương tiêu biểu của Đồng chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thưa quý vị đại biểu,
Thưa đồng chí, đồng bào,
Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11- 6 -1912, trong một gia đình nông dân ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - vùng đất địa linh nhân kiệt - vùng đất anh hùng, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
Từ truyền thống hào hùng của quê hương đất nước, tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thực dân, đế quốc, người thanh niên trẻ tuổi Phạm Hùng đã sớm nung nấu lòng yêu nước và ý chí cách mạng cứu nước.
Năm 16 tuổi, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh Liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản Đoàn, 18 tuổi trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ, 19 tuổi đồng chí Phạm Hùng đảm nhận
trọng trách Bí thư tỉnh uỷ Mỹ Tho.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
|
Năm 1931, đồng chí Phạm Hùng bị địch bắt và kết án tù. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn từ mua chuộc, dụ dỗ đến cực hình tra tấn dã man, tàn bạo nhưng không lay chuyển được niềm tin sắt đá của Đồng chí vào lý tưởng cách mạng của Đảng. Bất lực trước khí phách của người cộng sản trẻ tuổi, ngày 20-9-1932, tòa án của bọn thực dân Pháp mở phiên tòa đại hình tại Mỹ Tho, kết án tử hình Đồng chí Phạm Hùng và đưa đến giam giữ ở Khám Lớn Sài Gòn. Nhưng xà lim án chém vẫn không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản. Ý chí kiên cường đó của Đồng chí đã truyền cho những người bạn tù cùng bị giam giữ tinh thần tiếp tục đấu tranh. Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và các lực lượng tiến bộ trên thế giới buộc chính quyền thực dân Pháp phải giảm án cho đồng chí xuống chung thân khổ sai và đày ra nhà tù Côn Đảo.
Sống trong cảnh tù đày vô cùng tàn bạo ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo, đồng chí Phạm Hùng luôn nêu cao khí tiết của người chiến sỹ cộng sản trước kẻ thù và luôn lạc quan, giữ vững niềm tin vào thắng lợi của cách mạng. Là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của phong trào đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo, nhiều
năm làm Bí thư Đảo uỷ, Đồng chí đã cùng chi bộ tù nhân cộng sản biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, tổ chức học tập lý luận về chủ nghĩa cộng sản để nâng cao nhận thức trong tù nhân và tuyên truyền giác ngộ binh lính, cai tù, giám thị. Đồng chí đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để giành sự sống cho tù nhân, đòi giảm nhẹ khổ sai, cải thiện chế độ nhà tù và đã nhiều lần dũng cảm xả thân chịu đòn thay cho đồng chí của mình. Trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, trên cương vị Bí thư đảo ủy, đồng chí Phạm Hùng đã lãnh đạo tù nhân đứng lên giải phóng Côn Đảo.
Trải qua 15
năm bị tù đày trong lao tù đế quốc, hết xà lim án chém đến “địa ngục trần gian” Côn Đảo, biết bao hình phạt tàn khốc của kẻ thù vẫn không
thể nào khuất phục được “con người thép” - người chiến sỹ cộng sản Phạm Hùng. Tấm gương đồng chí Phạm Hùng, một chiến sỹ cộng sản hiên ngang, bất khuất, nghĩa hiệp đã trở thành biểu tượng của ý chí và nghị lực phi thường của một thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản.
Cách mạng tháng Tám thành công, ra khỏi nhà tù, không một ngày ngơi nghỉ, đồng chí đã tham gia ngay vào lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đầu
năm 1946, đồng chí Phạm Hùng được giao đảm trách nhiệm vụ Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ và Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc. Trong thực hiện các
trọng trách của mình, Đồng chí đã dành sự quan tâm và trực tiếp chỉ đạo một yêu cầu rất khẩn trương, quan
trọng là xây dựng lực lượng công an cách mạng ở Nam Bộ. Bằng tư duy khoa học và sáng tạo, đồng chí đã lãnh đạo xây dựng được một lực lượng công an tuyệt đối trung thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và đấu tranh loại trừ các phần tử mật thám, tình báo của địch đã gây nhiều tổn thất cho cách mạng. Đồng chí Phạm Hùng đã cùng tập
thể Xứ ủy Nam Bộ giải quyết nhiều vấn đề do lịch sử để lại, xây dựng ý chí, niềm tin và củng cố đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng và quân dân Nam Bộ trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng
năm 1951, đồng chí Phạm Hùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được chỉ định tham gia Trung ương Cục miền Nam.
Trong suốt 9
năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, đảm đương nhiều
trọng trách: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư kiêm Chính ủy và Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính Phân liên khu miền Đông, Trưởng Phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ…, đồng chí Phạm Hùng đã cùng với tập
thể lãnh đạo vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào điều kiện cụ
thể của Nam Bộ, đề ra nhiều chủ trương quan
trọng để tăng cường công tác xây dựng Đảng; mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; phát triển chiến tranh nhân dân và ra sức tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ; xây dựng và củng cố tổ chức chính quyền, quân đội, công an, dân vận và các tổ chức liên minh, các đoàn
thể kháng chiến; tăng cường sự đoàn kết nhất trí… góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ và cả nước đi đến thắng lợi . Hình ảnh anh Hai Hùng, một người anh, một người đồng chí, một nhà lãnh đạo bình dị, nghĩa tình, kiên nghị và tài năng, đức độ vẫn còn in đậm mãi trong ký ức của đồng chí, đồng bào Nam Bộ.
Năm 1956, tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II, đồng chí Phạm Hùng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và sau đó tham gia vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tại Đại hội III của Đảng (
năm 1960), Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
Từ
năm 1956 đến
năm 1967, được làm việc gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Hùng càng hiểu sâu sắc hơn tư tưởng, phương pháp, phong cách, đạo đức trong sáng và vĩ đại của Người, càng củng cố niềm tin tất thắng vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo. Đảm trách những nhiệm vụ quan
trọng như Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, Trưởng Ban Tài Mậu của Đảng, đồng chí đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Bắc - Nam.
Nhận nhiệm vụ từ đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Hùng đã tổ chức biên soạn Đề án về Hòa bình thống nhất nước nhà và cách mạng miền Nam , góp phần quan
trọng vào sự ra đời Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (
năm 1959), tạo ra bước ngoặt và sức mạnh mới cho cách mạng miền Nam từ thế đấu tranh giữ gìn lực lượng sang thế chủ động tiến công và liên tục giành thắng lợi.
Trên cương vị Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, đồng chí đã dành nhiều thời gian đến các địa phương, cơ sở để chỉ đạo và động viên sản xuất; không ngừng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa anh em và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn lãnh đạo, điều hành thúc đẩy sản xuất công - nông nghiệp, thương nghiệp... với tinh thần chỉ đạo: sản xuất là công tác cách mạng nhất trong kiến thiết hoà bình, đi vào mặt trận sản xuất là đi vào hàng đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Tài Mậu của Đảng, đồng chí Phạm Hùng đã chỉ đạo soạn thảo Đề án về thương nghiệp và giá cả thời chiến và xây dựng Nghị quyết Trung ương 10 (khoá III). Đồng chí đã có những chỉ đạo sáng tạo, nhạy bén trong việc phát huy chức năng của các ngành tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương và giá cả phục vụ đắc lực việc phát triển sản xuất, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, động viên mọi nguồn lực để đập tan chiến tranh phá hoại của địch, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn, đồng thời chi viện cao nhất cho miền Nam - tiền tuyến lớn chiến đấu và chiến thắng. Những
năm 1961-1965, nền kinh tế miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: sản xuất công - nông nghiệp đạt tỷ lệ phát triển hằng
năm trên 10%, bắt đầu xây dựng những công trình lớn như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Thủy điện Thác Bà và nhiều công trình quan
trọng khác.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang diễn ra át liệt và bước vào giai đoạn quyết định. Được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ, cuối
năm 1967, đồng chí Phạm Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp đảm nhận cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Đồng chí đã khẩn trương cùng Trung ương Cục và quân dân miền Nam bí mật, gấp rút chuẩn bị và tiến hành cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân
năm 19, giành thắng lợi quan
trọng cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ và tạo ra cục diện mới cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
Đồng chí Phạm Hùng cùng các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Cục đã chỉ đạo sát sao, kịp thời và sáng tạo việc tổ chức Đại hội quốc dân toàn miền Nam (họp tại chiến khu D tháng 6/1969), bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Đây là một thắng lợi lớn của cách mạng miền Nam và là đòn tiến công chính trị phối hợp nhịp nhàng với tiến công quân sự và ngoại giao, đã tạo ra thế và lực mới trên các chiến trường và cho cuộc đàm phán của ta tại Pari.
Năm 1970, khi Mỹ mở rộng chiến tranh, trên cơ sở đề xuất về phương hướng hoạt động của ta và được Bộ Chính trị đồng ý, đồng chí Phạm Hùng cùng với Trung ương Cục đã chỉ đạo quân dân miền Nam thực hiện phương châm vừa tiến công, vừa chấn chỉnh lực lượng; vừa phát triển, vừa củng cố; vừa tiếp tục thực hiện kế hoạch trước mắt vừa tích cực chuẩn bị mọi mặt để đón thời cơ. Thắng lợi đầu
năm 1970 trên chiến trường Tây Nguyên và nhiều địa bàn khác đã đưa cách mạng miền Nam sang một giai đoạn phát triển mới, vượt qua khó khăn, khôi phục lại thế chủ động tiến công. Bám sát diễn biến tình hình, những
năm 1971-1973, đồng chí Phạm Hùng cùng Trung ương Cục chỉ đạo quân và dân Nam Bộ đánh bại từng bước chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đặc biệt là đã p há tan âm mưu bình định lấn chiếm của địch trên địa bàn Tây Nam Bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Với những thắng lợi to lớn trên toàn miền Nam, cục diện mới ngày càng có lợi cho ta, buộc Mỹ phải thương lượng với ta trong thế thua và phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pari (tháng 1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam .
Sau Hiệp định Pari, đồng chí Phạm Hùng đã triệu tập Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 12 quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đi sâu phân tích âm mưu của đế quốc Mỹ trong việc tiếp tục thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam và xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng về mọi mặt . Đồng chí đã cùng Trung ương Cục lãnh đạo quân và dân miền Nam liên tục tiến công giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận, tạo thời cơ chiến lược để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Đầu
năm 1975, sau chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc thắng lợi, thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến. Bộ Chính trị quyết định tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa . Đồng chí được phân công đảm nhận
trọng trách Chính uỷ Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Đồng chí Phạm Hùng đã cùng với Tư lệnh Văn Tiến Dũng và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch nhất trí đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý quyết định đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Phạm Hùng đã bám sát thực tiễn chiến trường, đưa ra những nhận định và ý kiến quan
trọng để Bộ Chính trị, Bộ Chỉ huy Miền, Bộ Chỉ huy chiến dịch lãnh đạo, chỉ đạo chính xác, kịp thời, liên tục tiến công quyết chiến quyết thắng và đã giành thắng lợi vẻ vang. Với tinh thần gian nan không lùi bước, hiểm nguy không sờn lòng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đồng chí Phạm Hùng đã góp phần quan
trọng cùng quân dân miền Nam và cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, thực hiện trọn vẹn tâm nguyện thiết tha của Bác Hồ và khát khao cháy bỏng của cả dân tộc là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, làm nên một trong những chiến công hiển hách nhất, chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc ta - Chiến thắng 30/4/1975.
Sau thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội . Đồng chí Phạm Hùng được Đảng, Chính phủ giao
trọng trách làm Trưởng Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam. Đồng chí đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ chỉ đạo nhiều công việc quan
trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... đặc biệt là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (tháng 4
năm 1976) và xây dựng Bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước thống nhất trong cả nước.
Liên tục trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, từ Đại hội IV (
năm 1976), Đại hội V (
năm