Toàn cảnh họp phiên toàn thể Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
Trong quá trình thảo luận, đã có 19 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Tên gọi của Luật; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; phạm vi tài sản công và phân loại tài sản công; vấn đề quản lý, sử dụng, khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước; chính sách quản lý, sử dụng tài sản công; nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công; công khai tài sản công; giám sát của cộng đồng đối với tài sản công; các hành vi bị cấm; xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước (hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước; sử dụng, khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước; quản lý vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước; sử dụng hội trường, phương tiện vận tải chưa sử dụng hết công suất cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang... sử dụng chung; điều chuyển tài sản công; mua sắm, bán tài sản công tại cơ quan nhà nước);
- Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập (hình thành tài sản công; thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản; sử dụng, quản lý tài sản công; sử dụng tài sản được đầu tư từ ngân sách nhà nước trang bị để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất theo thiết kế vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết);
- Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
- Quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
- Về nguyên tắc quản lý, sử dụng đất đai; chế độ quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai;
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đối với tài sản công (nội dung quản lý nhà nước về tài sản công; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp; nhiệm vụ của cơ quan quản lý tài sản công)...
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi).
Trong quá trình thảo luận, đã có 22 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Nguyên tắc phát triển du lịch; chính sách phát triển du lịch; trách nhiệm của tổ chức xã hội-nghề nghiệp về du lịch; bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật Du lịch với hệ thống pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm; quy định chi tiết thi hành Luật Du lịch;
- Về khách du lịch (giải quyết kiến nghị của khách du lịch; đề nghị tạo điều kiện cấp thị thực thuận lợi hơn cho khách du lịch; nghĩa vụ của khách du lịch);
- Về tài nguyên du lịch: đề nghị bổ sung một số sản phẩm du lịch khác (du lịch biển, du lịch tâm linh…);
- Về việc quy định hay không quy định về đô thị du lịch; chính sách phát triển đô thị du lịch; điều kiện công nhận đô thị du lịch; nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phát triển đô thị du lịch; về điều kiện công nhận điểm, khu du lịch; xếp hạng điểm du lịch; quy định tuyến du lịch đối với một số điểm du lịch đặc thù;
- Về lữ hành (hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bình đẳng với điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú du lịch); về lưu trú du lịch (đăng ký xếp hạng bắt buộc hay tự nguyện đối với cơ sở lưu trú du lịch; thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; thời hạn công nhận hạng); đề nghị có quy định về phát triển kinh doanh du lịch trực tuyến;
- Về hoạt động xúc tiến du lịch; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (mục đích của Quỹ; nguồn hình thành Quỹ; trách nhiệm đóng góp; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, điều hành Quỹ);
- Về hướng dẫn viên du lịch (điều kiện cấp thể hướng dẫn viên du lịch; quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch);
- Một số vấn đề khác: xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch; thu phí đối với khách du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch…
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Thứ ba, buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường. Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).