Ấn Độ: Chất lượng trường công không khác trường tư

Hệ thống giáo dục tại Ấn Độ hơi giống mô hình giáo dục của Anh, có hai loại hình chính là trường công và trường tư. Tuy nhiên, cả trường công và trường tư đều do ba cấp quản lý và cấp kinh phí, gồm cấp trung ương, cấp bang và cấp địa phương.


Trong tất cả các khu (được xếp theo quy mô giống như quận) đều có trường công và trường tư, từ hệ mẫu giáo đến trung học (high school). Học phí ở trường tư đắt hơn nhiều lần so với trường công, song chất lượng giáo dục ngang bằng nhau, chỉ có vật chất có thể trường tư được đầu tư tốt hơn trường công. Theo thống kê, khoảng 60% học sinh tại Ấn Độ học trường công và 40% học trường tư. Tại các trường công, giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 14 tuổi.

 

Khoảng 60% học sinh tại Ấn Độ học trường công và 40% học trường tư.


Bên cạnh đó, tại Ấn Độ còn có hệ học tại nhà (homeschooling). Đây là một phương thức giáo dục hợp pháp tại Ấn Độ. Nếu người học yêu cầu và có đủ điều kiện để học thì sẽ có giáo viên đến tận nhà dạy học miễn phí. Tuy nhiên, phương thức này hiện không phổ biến.


Mỗi năm học, tất cả học sinh tại các trường ở Ấn Độ đều phải qua hai kỳ kiểm tra. Tuy nhiên đến hai năm cuối của high school (tương đương lớp 11 và 12 ở Việt Nam và lúc này học sinh đã chuyển sang học những chuyên ngành mà họ lựa chọn để hướng vào học đại học), mỗi năm học sinh phải qua hai kỳ thi. Điểm của các kỳ thi này rất quan trọng và được cộng để lấy điểm đầu vào đại học chứ không phải thi đại học nữa. Vào năm cuối cùng của high school, học sinh có thể đăng ký 5 trường đại học hoặc cao đẳng. Học sinh có thể vào được trường nào tùy thuộc vào tổng số điểm đạt được trong các kỳ tại hai năm cuối của high school và điểm chuẩn của các trường xét tuyển.


Tuy nhiên, những trường yêu cầu cao như Viện công nghệ thông tin Ấn Độ (500 thí sinh chọn 1), thì mặc dù điểm cao có thể tuyệt đối ở các kỳ thi high school, song khi đăng ký vào Viện này, học sinh vẫn phải thi như bình thường và đạt điểm chuẩn của Viện mới được vào học.


Bỉ: Đại học đào tạo theo kiểu tam giác


Vương quốc Bỉ gồm 3 cộng đồng: Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, Cộng đồng nói tiếng Hà Lan và Cộng đồng nói tiếng Đức. Hệ thống giáo dục chia làm 2 cấp: tiểu học (primaire) và trung học (secondaire). Cấp trung học gồm 3 lớp: 4-5-6 (tương đương với lớp 10-11-12 của Việt Nam). Lớp 4 học sinh học chương trình đại trà, bắt đầu từ lớp 5 học theo phân ban và cuối năm lớp 6 thi tú tài. Kỳ thi tú tài vô cùng quan trọng (điểm tú tài quyết định học sinh được nhận vào đại học), thường chỉ khoảng 70 - 80% học sinh đỗ tốt nghiệp. Học sinh có bằng tú tài ghi danh theo học đại học các trường mong muốn. Riêng đối với những trường đại học lớn (grande école) như Bách khoa, Y, Dược, Cầu đường… thì tổ chức thi đầu vào nên những sinh viên theo học các trường này đều rất giỏi.


Các trường đại học đào tạo theo kiểu tam giác có nghĩa sinh viên được chọn lọc chặt chẽ thông qua các kỳ thi hàng năm. Do đó, lúc đầu, số lượng sinh viên được vào trường đông nhưng số lượng tốt nghiệp ra trường rất ít.


Các học sinh đỗ tú tài nếu không học đại học có thể ghi danh theo học tại các cơ sở dạy nghề và sau 2 năm học có thể đi làm việc.

 

Minh Lý - Hương Giang

Giáo dục và thi cử ở nước ngoài - Séc:  Các cấp học tương tự Việt Nam
Giáo dục và thi cử ở nước ngoài - Séc: Các cấp học tương tự Việt Nam

Hệ thống giáo dục CH Séc cũng có các cấp học tương tự như ở Việt Nam và các nước khác, tuân theo tiêu chuẩn ISCED - Xếp hạng tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN