Tình huống bắt cóc trẻ em thường xảy ra bất ngờ, không giống với với những gì chúng ta thấy trên TV và phim ảnh nên các bậc phụ huynh cần phải hết sức cảnh giác trong mọi trường hợp.
Cảnh báo trẻ về người lạ
Hãy trò chuyện với con em mình về sự nguy hiểm của những người lạ mặt, không quen biết. Dạy trẻ những kiến thức để tránh và trốn thoát khi rơi vào tình huống nguy hiểm như sau:
- Không bao giờ nhận quà tặng, kẹo bánh, hay bất cứ thứ gì từ một người lạ
- Không bao giờ nghe theo lời rủ rê của người lạ và cần nhớ rằng người lớn không cần tới sự giúp đỡ của trẻ em. Những kẻ xấu thường dụ dỗ trẻ đi xa khu vực của mình bằng các đề nghị như: “Cháu có thể giúp chú tìm con cún con bị lạc được không?” hay “Cháu có muốn xem mấy con mèo đáng yêu ở trong xe của cô không?”.
- Bỏ chạy và hét lớn khi phát hiện ai đó đi theo mình hoặc cố bắt mình lên xe máy hoặc ô tô của họ.
- Nói “Không” với bất kỳ ai muốn đụng chạm vào cơ thể hay cố gắng làm điều gì khó chịu đối với trẻ.
- Luôn kể với cha mẹ hoặc một người đáng tin cậy nếu như có người lạ hỏi han những câu hỏi cá nhân như tên, tuổi, nơi ở, trường học.
- Luôn xin phép cha mẹ, ông bà, người lớn trong gia đình để ra đi ra khỏi nhà, tới sân chơi hay sang nhà bạn.
Dạy con kỹ thuật để tránh bị bắt cóc
Trong mọi tình huống bắt cóc trẻ em vẫn sẽ có cơ hội để trẻ em tự cứu lấy chính mình. Kẻ xấu có thể dọa nạt, đánh đập trẻ nên rất quan trọng nếu như con bạn giữ được sự bình tĩnh và tự tin để thực hiện những kỹ thuật hữu ích. Hãy luyện tập những kỹ năng này tại nhà hoặc trường học cùng với những phụ huynh khác:
- Bám chặt lấy một đồ vật và nhất quyết không buông như một cái cây, xe đạp, cột biển báo hay thậm chí là một người lớn khác ở trên đường.
- Hét to nhất có thể.
- Kỹ thuật cối xay gió: Xoay hai cánh tay tạo thành một vòng tròn lớn để ngăn kẻ bắt cóc tóm được trẻ.
- Gây tiếng ồn lớn. Bạn nên cho con mình đeo một chiếc còi và dạy con thổi con khi gặp nguy hiểm. Nếu không hãy đập vào thứ gì bất kỳ.
- Cắn tay hay giẫm mạnh vào chân kẻ bắt cóc.
“Chiến thuật” cho cha mẹ
Không ít trẻ em được báo cáo mất tích mỗi ngày. Nhiều trường hợp đã có thể được cảnh sát giải quyết dễ dàng hơn nếu như cha mẹ có thể cung cấp một số thông tin quan trọng về con cái của họ như: chiều cao, cân nặng, màu mắt và một tấm ảnh chân dung rõ ràng.
- Hãy chụp ảnh chân dung con 6 tháng/lần và lưu dấu vân tay của con.
- Cẩn trọng với mạng xã hội. Internet là một công cụ hữu ích song cũng là nơi mà kẻ xấu lợi dụng để theo dõi con của bạn. Tránh chia sẻ danh tính và ảnh của con trên mạng xã hội.
- Giám sát con chặt chẽ tại trung tâm mua sắm, rạp phim, công viên… Không bao giờ được để con một mình trong xe hơi hoặc xe đẩy dù chỉ là 1 phút.
- Chọn bảo mẫu cho trẻ có lý lịch rõ ràng.
- Chọn “mật khẩu” bí mật trong gia đình để phòng trường hợp bạn cần nhờ người đón hộ con tại trường học.
- Hạn chế cho con mặc quần áo, đeo balo có gắn sẵn tên của trẻ bởi trẻ con có xu hướng sẽ tin tưởng người lớn nếu họ biết tên của chúng.