Cẩm nang thoát hiểm khi gặp tấn công khủng bố

Loạt sự vụ đau lòng xảy ra trong vài năm gần đây, đặc biệt là vào những ngày vừa qua, cho thấy không ai có thể tự bảo vệ mình trước hành động của những kẻ khủng bố.

Phải làm gì nếu bạn không may có mặt tại hiện trường xảy ra vụ tấn công? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Vladimir Eliseev, cựu sĩ quan đơn vị chống khủng bố, Phó chủ tịch Hiệp hội quốc tế các cựu chiến binh Alpha, đã đưa ra những lời khuyên như sau:
 
1. Bằng mọi cách nhanh chóng rời khỏi hiện trường

Tại sao? Rất có thể sẽ xảy ra vụ nổ thứ hai. Có nguy cơ tòa nhà bị tấn công khủng bố sẽ sụp đổ. Nguy cơ ngộ độc khói và bụi đá do công trình hư hại. Tốt hơn hết nên che mũi và miệng bằng vải, tránh hít phải các mảnh vỡ nhỏ, hạt bụi.

2. Không hoảng loạn

Nỗi hoảng sợ - một trong những điều mà bọn khủng bố mong muốn. Trong trạng thái hoảng loạn, nhiều người có thể bị thương hoặc mất mạng. Tránh những lối đi hẹp nếu có lựa chọn khác. Nếu chỉ có một lối thoát ra ngoài, đừng chen lấn mà cố gắng di chuyển có trật tự, làm như vậy bạn sẽ rời khỏi khu vực bị tấn công khủng bố nhanh chóng hơn.

Một nạn nhân sống sót sau vụ khủng bố Paris tối 13/11/2015.

3. Không chạy theo đám đông

Có nguy cơ bị những người chạy xô ngã, giẫm đạp. Bạn không biết mọi người chạy đi đâu và có thể lọt vào khu vực tấn công mới.

4. Nếu bị thương phải tìm nhân viên y tế

Thông thường, lực lượng cấp cứu có mặt rất sớm tại hiện trường tấn công khủng bố. Ở trạng thái bị kích động, người bị thương có thể không nhận thấy vết thương, dẫn tới hậu quả mất nhiều máu hoặc các biến chứng, ngất xỉu và thương tích mới.

5. Nếu không bị thương, chú ý quan sát xung quanh

Ghi nhớ người và sự vật — kẻ khủng bố có thể ở gần đó. Thông báo mọi hiện tượng khả nghi hoặc thu hút sự chú ý cho nhân viên cảnh sát và y tế. Điều này sẽ giúp ngăn chặn lặp lại các vụ tấn công.

6. Không động vào đồ của người lạ


Bên trong có thể những đồ đạc này có thể giấu thiết bị nổ, bom chưa được kích nổ. Khi phát hiện đồ vật lạ không được động vào chúng, lập tức thông báo cho đại diện cơ quan an ninh (cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm, bảo vệ khu vực xảy ra vụ tấn công).

7. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên an ninh

Các nhân viên an ninh có trách nhiệm tổ chức trật tự sơ tán khỏi khu vực bị khủng bố, họ biết hướng đi tránh những chỗ nguy hiểm và khói. Tổ chức lối thoát đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường, đến nơi có chuyên gia trợ giúp y tế và tâm lý.

8. Sau khi đã tới khu vực an toàn

Cố gắng khôi phục mọi chi tiết đã xảy ra, những gì gây sự chú ý. Thông tin đó sẽ hữu ích cho quá trình điều tra, hỗ trợ việc tìm ra thủ phạm tấn công khủng bố.

Ngoài ra, cựu sĩ quan đặc nhiệm Nga nhắc thêm một điều quan trọng rằng: khi ở trong khu vực bị tấn công khủng bố, không nên sử dụng điện thoại di động, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử. Xung điện có thể dẫn đến những vụ nổ mới (không ai đảm bảo chỉ có một quả bom đã được đặt). Hãy liên lạc với người thân khi bạn đã ở nơi thực sự an toàn.

Theo Sputnik
Khủng bố ở châu Âu ngày càng nghiêm trọng
Khủng bố ở châu Âu ngày càng nghiêm trọng

Vụ đánh bom liều chết ở sân bay và tàu điện ngầm tại thủ đô Brussels (Bỉ) là vụ khủng bố mới nhất trong chuỗi hoạt động tấn công vào châu Âu những năm gần đây. Khủng bố đã trở thành mối lo ngại chung của toàn thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN