Lý giải điều này, ông Steven Taylor, chuyên gia tâm lý và là giáo sư thuộc Đại học British Columbia cho rằng chính tâm lý "sợ hãi" là nguyên nhân thúc đẩy người dân đổ xô đi mua giấy vệ sinh.
Theo ông, con người sinh ra là sinh vật bầy đàn, luôn nhìn vào hành động của người khác để phán đoán điều gì là an toàn và điều gì là nguy hại. Do đó, khi nhìn thấy mọi người trong cửa hàng đua nhau mua đồ, tâm lý sợ hãi đám đông xuất hiện và lan tỏa, dẫn đến tình trạng mua sắm hoảng loạn.
Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Katharina Wittgens cho rằng người tiêu dùng đã đánh giá quá mức về nguy cơ của dịch COVID-19 và tâm lý sợ hãi đã khiến nhiều người mua sắm và tích trữ nhiều thứ hơn là họ cần.
Nhiều chuyên gia cho rằng chính mạng truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán nỗi sợ hãi về virus SARS-CoV-2. Twitter là một ví dụ điển hình khi nhà cung cấp mạng xã hội này có nhiều hashtag như #toiletpapergate và #toiletpapercrisis, đi kèm là những hình ảnh kệ hàng trống trơn hay những bịch giấy cuộn vệ sinh chất cao như núi.
Theo chuyên gia tâm lý Emma Kenny, việc mọi người đổ xô đi mua giấy vệ sinh không phải để ứng phó với virus, mà chỉ đơn thuần là phản ứng trước nỗi sợ hãi về những gì có thể xảy ra nếu con người hoảng loạn mua sắm.
Giới chức Autralia đã hối thúc công chúng ngừng tình trạng mua sắm hoảng loạn bởi không có tình trạng khan hiếm hàng hóa và giấy vệ sinh là sản phẩm nội địa của Australia.
Tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hối thúc người dân nước này đừng tích trữ đồ, đồng thời bày tỏ tin tưởng các cửa hàng đều đảm bảo nguồn cung. Hai chuỗi siêu thị của Anh là Coles và Woolworths khẳng định hàng còn nhiều và nhiều nhà sản xuất giấy vệ sinh cho biết họ vẫn đang vận hành sản xuất để đáp ứng nhu cầu người dân.