Italy bùng nổ du lịch 'đi chung'

Có một thời người ta đứng chờ xe ở bến hoặc đơn giản là dọc đường, và các chuyến du lịch có thể được thực hiện nhờ những cuộc đi nhờ xe như thế trong một hình thức đơn giản, kinh tế và không bó buộc quá nhiều về mặt thời gian. Bây giờ, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với tên gọi "ride sharing" (đi chung), nhưng ý nghĩa của điều này không thay đổi.

Theo phóng viên TTXVN ở Italy, qua một cổng thông tin trên mạng, người lái xe và người muốn đi du lịch hiện có thể gặp được nhau để từ đó chia sẻ chi phí của chuyến đi đến một điểm nào đó. Mạng chia sẻ nổi tiếng nhất về loại này, BlaBlaCar, cổng "đi chung" hàng đầu ở châu Âu với 6 triệu người đăng kí, hàng nghìn điểm đến khác nhau và mỗi tháng có hơn 700.000 người đã "đi chung" như vậy.


Họ đưa ra yêu cầu về chuyến đi, thời điểm đi và thường là có ngay những người có xe ô tô đi trên tuyến đường đó trả lời và mời chia sẻ chi phí. Tại Italy, BlaBlaCar "đổ bộ" vào tháng 5/2012 và từ năm 2013, người ta chứng kiến nhu cầu đi chung tăng tới 247% trong những dịp cao điểm, như trước và trong lễ Giáng Sinh, với 250.000 chỗ và tổng cộng 20 triệu km di chuyển.

Trong dịp lễ Phục sinh này, số người đăng kí chia sẻ dịch vụ này để cắt giảm các chi phí dọc đường tăng vọt, do người có xe có nhu cầu giảm tiền xăng, trong khi người muốn đi chơi nhưng không có xe cũng không muốn chi quá nhiều tiền cho các dịch vụ đường bộ.

Theo Olivier Bremer, người đại diện của BlaBlaCar Italy, khi đi chung với nhau, những người cùng chia sẻ chiếc xe có thể chỉ tốn 45 xu euro cho một lít nhiên liệu, tiết kiệm 75% chi phí xăng dầu. BlaBlaCar cho biết Italy là một trong số những nước châu Âu có hình thức "đi chung" phát triển nhất, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở quốc gia này nói riêng và châu Âu nói chung.


TTXVN/Tin tức

Italia: Trong thế giới của bar cà phê
Italia: Trong thế giới của bar cà phê

Hình như với người Ý (Italy), trước khi Facebook hay Twitter tồn tại và lan tràn rộng rãi trong đời sống của họ, thì một mạng xã hội thực (chỉ có điều không mang tên “mạng xã hội”) đã ăn sâu bén rễ trong lòng họ từ lâu: các quán cà phê.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN