Bến cảng Canary tại London. |
Nằm trong tốp 5 thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu, đứng sau London và New York là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Tokyo.
Việc London vươn lên trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới phần nào đã xoa dịu mối quan ngại trong nước về vấn đề thuế quan, quan điểm về vấn đề nhập cư và kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Anh trong Liên mình châu Âu (EU) vào năm 2016 hoặc 2017. Giới quan sát cho rằng để giữ được vị trí dẫn đầu, thị trường tài chính London cần phải có tính linh hoạt và thích ứng tốt hơn nữa.
Một thành phố khác của châu Âu nằm trong tốp 10 thị trường tài chính lớn nhất thế giới là Zurich của Thụy Sĩ, trong khi đó thành phố Frankfurt (Đức) nhảy 5 bậc vượt lên trên Luxembourg và đứng ở vị trí thứ 14. Trong khi đó, hai trung tâm tài chính lớn của Nga là Moskva và St Petersburg đều rớt hạng, trong bối cảnh Nga phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây và bị ảnh hưởng bất lợi của việc giá dầu thô giảm mạnh và đồng ruble giảm tới 42% so với đồng USD trong năm ngoái.
Tại khu vực Bắc Mỹ, New York, Toronto, San Francisco và Washington DC đều lọt vào tốp 10 các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Bảng xếp hạng của Z/Yen được thực hiện dựa trên cuộc thăm dò ý kiến về 86 thành phố của 3.200 chuyên gia tài chính và 105 bộ dữ liệu, bao gồm các thông tin về chi phí sinh hoạt, chất lượng mạng Internet, cơ sở hạ tầng vận tải, các biện pháp chống tham nhũng và bình ổn chính trị, chất lượng cuộc sống, lạm phát, đầu tư nước ngoài, giá trị giao dịch trái phiếu và cổ phiếu, mức thuế,…