Mạng xã hội – chợ đen buôn bán động vật hoang dã tại châu Á

Các nhóm tội phạm và đầu nậu buôn bán động vật quý hiếm trên thị trường chợ đen ngày một tinh ranh hơn khi quảng bá và thực hiện các vụ giao thương trái phép qua mạng xã hội.

Gấu chó luôn là một trong những mặt hàng hot được rao bán trong các nhóm mua bán động vật hoang dã hoạt động trên Facebook.

Xu hướng này đã dấy lên mối đe dọa mới và thực trạng đáng lo ngại tại châu Á - nơi các con thú quý hiếm được săn bắt, với mục đích đem các bộ phận như sừng, ngà, xương cốt chế biến thành thuốc mà nhiều người tin rằng có thể chữa bách bệnh.

Cảnh báo này được đưa ra trong một bản báo cáo của một nhóm bảo tồn thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WFF) công bố ngày thứ 5 (3/3) vừa qua.

“Những tay buôn bán rõ ràng đã chuyển sang phương thức mới như sử dụng các trang mạng Facebook hay Instagram vừa hạn chế việc bị theo dõi vừa tiếp cận thị trường khách hàng có quy mô lớn hơn cũng như tăng hiệu quả kinh doanh”, WFF giải thích. Nếu như trước đây, các hành vi động vật hoang dã có phần diễn ra lén lút, cả người mua lẫn kẻ bán đều phải ẩn mình, khó khăn khi gặp nhau để thương lượng hay giao hàng thì giờ việc buôn bán xảy ra công khai, rầm rộ trên mạng. Thông thường, ảnh mặt hàng sẽ được đăng tải lên Facebook, Instagram, còn việc giao dịch thì diễn ra bí mật hơn trên các tài khoản cá nhân WhatsApp hay Messenger. Với cơ chế làm việc như vậy, những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép ngang nhiên lộng hành, chúng sẵn lòng cung cấp chi tiết cách thức liên lạc và thậm chí còn mở rộng dịch vụ đem hàng đến tận nơi cho khách mua. Chúng dễ dàng đổi tên hay đóng cửa các nhóm Facebook quảng bá thông tin sản phẩm, sử dụng tên ảo, số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử thay đổi thường xuyên, gây nhiễu loạn thông tin, đặt nhiều thách thức cho các cơ quan thi hành luật pháp.

Theo báo cáo của WWF, tại Trung Quốc năm ngoái chỉ trong vòng một tháng, đã có hàng ngàn chiếc ngà voi, 77 chiếc sừng tê giác và lượng lớn chim và đười ươi quý hiếm được rao bán tràn làn trên các trang thông tin QQ và Wechat – hai trong số nhiều ứng dụng mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc. Hay như ở Malaysia – nơi mà lượng người truy cập Facebook với tần suất cao, sau khi theo dõi 14 nhóm buôn bán động vật quý hiếm trực tuyến có đến 67.500 thành viên tích cực tham gia, WFF nhận thấy chỉ trong 50 giờ đồng hồ mà có đến hơn 200 bài post quảng cáo bán hàng đính kèm hình ảnh sản phẩm là các loài chim thú quý hiếm như chim mỏ sừng, gấu chó, vooc...

Giám đốc WWF tại Malaysia Dionysius Sharma cho biết, các cơ quan chức năng cần phải đi trước một bước, nhanh chóng nghĩ ra giải pháp hợp thời thì mới ngăn chặn được các hành vi trái phép này, ”.

Ứng phó với thực trạng trên, các nhà lập pháp tại một số nước đã yêu cầu làm việc với Facebook nhằm thắt chặt an ninh. Người phát ngôn của đại gia công nghệ khẳng định Facebook không cho phép những tay buôn lậu hoành hành và cam kết sẽ hợp tác với lực lượng chức năng, kiểm soát tình hình.

Hồng Hạnh
Hợp tác chống buôn bán động vật hoang dã
Hợp tác chống buôn bán động vật hoang dã

Tại cuộc đối thoại song phương Inđônêxia-Việt Nam lần thứ hai đã diễn ra tại Bali (Inđônêxia), hai nước tập trung thảo luận về vấn đề tăng cường hợp tác song phương chống buôn bán bất hợp pháp động, thực vật hoang dã.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN