Xung quanh việc châu Âu xóa bỏ hạn ngạch sữa

Kể từ ngày 1/4, Liên minh châu Âu (EU) không còn áp dụng hạn ngạch sữa, một hệ thống tồn tại từ 30 năm nay. Hạn ngạch sữa có vai trò tránh cung vượt quá cầu nhằm chống lại việc sụt giảm giá sữa.

Năm 2003, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng các biện pháp này không cần thiết vì nhu cầu sữa trên thế giới đã tăng, đặc biệt nhờ nhu cầu tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc.

Quyết định của EC bãi bỏ hạn ngạch sữa không được đón nhận ở Bỉ, nơi người chăn nuôi cảm thấy bất ổn do việc tự do hóa thị trường sữa.

Bãi bỏ hạn ngạch có nguy cơ làm suy yếu ngành sản xuất sữa của châu Âu.


Vì vậy, để đối phó với việc chấm dứt hạn ngạch, các nhà sản xuất thông qua nhiều chiến lược khác nhau. Một số nơi như ở vùng Flanders tăng mức sản xuất, một số khu vực khác đa dạng hóa sản phẩm, bằng cách sản xuất kem hoặc pho mát. Trong khi đó, một nhóm các nông dân tập hợp nhau lại để tạo ra sức mạnh trên thị trường.

Vào tháng 7/2014, ông Guy Francq thành lập Wallonia Farmers Board (WAFAB), một tập đoàn các nhà sản xuất sữa. Những người này tập hợp nhau lại để đàm phán và có sức ảnh hưởng mạnh hơn đối với giá sữa. Mục đích khác của WAFAB là ngăn các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực chế biến thực phẩm kiểm soát thị trường.

Theo ông Guy Francq, khởi đầu từ mô hình này, nhóm các nhà sản xuất sữa hướng đến một nền nông nghiệp siêu công nghiệp, nơi mà nguồn tài chính không thuộc về gia đình nông dân nữa.

Việc chấm dứt hạn ngạch sữa khiến các nhà sản xuất Bỉ khá lo lắng. Họ sợ biến động giá do các nhóm sản xuất sữa lớn sẽ dẫn dắt thị trường, và cuối cùng, thiếu hụt nhu cầu trên thị trường thế giới. Nhưng đối với một số nhà sản xuất sữa khác của châu Âu, việc bãi bỏ hạn ngạch lại tạo ra cơ hội.

Việc bỏ hạn ngạch có nghĩa sẽ có nhiều sữa hơn trên thị trường nhưng câu hỏi là làm thế nào để biết nhu cầu mà đáp ứng?



Các quốc gia như Ireland, Hà Lan, Đức hay Đan Mạch, nơi có các cơ sở sản xuất lớn với những trang trại nuôi tới 1.000 con bò. Các quốc gia này rất cạnh tranh. Do đó, họ đang chuẩn bị sản xuất nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các quốc gia như Italy có sản phẩm sữa đặc biệt. Chẳng hạn như để sản xuất pho mát mozzarella, người Italy cần sản xuất nhiều sữa hơn hạn ngạch cho phép, do đó họ nóng lòng chờ đợi việc dỡ bỏ hạn ngạch.

Tóm lại, việc bỏ hạn ngạch có nghĩa sẽ có nhiều sữa hơn trên thị trường nhưng câu hỏi là làm thế nào để biết nhu cầu mà đáp ứng. Theo ông Erwin Schöpges, một người chăn nuôi tại vùng nói tiếng Đức và là thành viên hội đồng quản trị của European Milk Board, một tổ chức bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất sữa tại châu Âu, một phần sữa sẽ không tiêu thụ được. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều sữa từ châu Âu trong những năm qua, thì hiện nay cũng thiết lập hệ thống tự sản xuất sữa.

Ngày 31/3 vừa qua, những nhà sản xuất sữa của Bỉ đã tiến hành biểu tình trước trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels để chỉ ra những lỗ hổng của hệ thống sau khi bãi bỏ hạn ngạch, vì điều này có nguy cơ làm suy yếu ngành sản xuất sữa của châu Âu.


Hương Giang
(P/v TTXVN tại Bỉ)

Sữa 'ngập lụt' châu Âu sau khi EU xóa hạn ngạch?
Sữa 'ngập lụt' châu Âu sau khi EU xóa hạn ngạch?

Các nhà phân tích dự đoán sữa sẽ “ngập lụt” trên toàn châu Âu và giá "tụt dốc" sau khi EU chấm dứt hạn ngạch sản xuất được áp dụng từ 30 năm trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN