Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Lạng Sơn

Chương trình MTQG đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, được người dân đồng tình, hưởng ứng tham gia. Các dự án, chính sách của  Chương trình bao phủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động thúc đẩy  phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Chú thích ảnh
Chương trình góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. 

Theo báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh Lạng Sơn, bước đầu chương trình đem lại hiệu quả thiết thực.

Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn. 

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát  sao việc tổ chức triển khai thực hiện; sớm cụ thể hóa cơ chế chính sách của trung ương, phù  hợp thực tế, tạo điều kiện tốt nhất để các địa phương tổ chức thực hiện. 

Các sở, ban, ngành liên quan cơ bản đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả,  bám sát chỉ đạo của cấp trên tích cực tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng  dẫn, chỉ đạo các huyện, các chủ đầu tư triển khai thực hiện. 

Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức,  do đó Chương trình được các cấp, các ngành và dư luận xã hội đặc biệt quan  tâm, tích cực vào cuộc triển khai thực hiện.  

Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở cho 181 hộ, hỗ trợ đất sản xuất,  chuyển đổi nghề cho 65 hộ; thực hiện 7 dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tại chỗ; đầu tư cứng hóa 35/50 km đường đến trung tâm  xã, đường liên xã; đầu tư xây dựng 1 công trình trạm y tế xã; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 05 trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú.

Đồng thời, tỉnh thực hiện hỗ trợ đầu tư 1 dự án bảo tồn làng, bản văn hóa  truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh,  huyện Bắc Sơn; hỗ trợ đầu tư xây mới, cải tạo 18 thiết chế văn hóa, thể thao tại  các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đối với 10 huyện trong tỉnh; thực hiện hỗ  trợ, đầu tư chống xuống cấp di tích Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (xếp hạng  cấp quốc gia), xã Tân Văn, huyện Bình Gia;  hỗ trợ điểm du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; hỗ trợ  tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa  phi vật thể tại huyện Văn Lãng, Lộc Bình…

Tỉnh Lạng Sơn đã thành lập 30/115 mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản; tập huấn sổ  tay hướng dẫn vận hành tổ tiết kiệm vay vốn cho 12/23 xã; xây dựng và nhân rộng các mô  hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc  đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình trên địa bàn Lạng Sơn gặp một số khó khăn: việc ban hành các quy định, hướng  dẫn của một số bộ, ngành trung ương còn chậm, chưa đầy đủ; một số nội dung  giao địa phương phải quy định cụ thể; một số nội dung chưa triển khai thực hiện được…  

Chú thích ảnh
Đồng bào dân tộc Dao thu hoạch lê - một loại cây trồng chủ lực giúp người dân cải thiện đời sống. Ảnh: TTXVN

Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường chủ động, quyết  liệt trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần Chương trình; chủ động tham mưu, đề  xuất các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án;  phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch và giải ngân nguồn vốn được phân bổ  hàng năm. 

Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân  dân về phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quán triệt  và cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, nâng cao năng lực, vai trò, trách  nhiệm của các cấp, các ngành và người dân vùng thụ hưởng chính sách.

Giáo dục  truyền thống, văn hóa, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, khát vọng tự vươn lên  làm giàu chính đáng để thoát nghèo và giảm nghèo bền vững; quan tâm động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện  Chương trình. 

Lạng Sơn lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương  trình, chính sách khác trên cùng địa bàn. Nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ chuyển  giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt chú  trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các mô  hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng  hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội,  giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng này nhằm rút ngắn  khoảng cách chênh lệch về mức sống, trình độ phát triển giữa các vùng dân cư của  tỉnh. 

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng công tác xây dựng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, sử dụng đội  ngũ cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Các ngành, các cấp tranh thủ  vận động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước để tăng cường nguồn lực  đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số. 

Đồng thời, thực hiện công khai các chính sách, dự án, vốn đầu tư…để nhân dân  biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện. Các cơ quan được giao  nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị  - xã hội các cấp thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

PV
Ông Đoàn Thanh Sơn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn
Ông Đoàn Thanh Sơn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn

Ngày 14/11, tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Lạng Sơn khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Đoàn Thanh Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lạng Sơn được HĐND tỉnh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN