Thái Nguyên: Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư

Qua đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, đối với dự án đầu tư công, việc lập, phân bổ vốn đầu tư công đảm bảo đúng quy định.

Chú thích ảnh
CT2: Dự án xây dựng cầu Hòa Sơn kết nối Thái Nguyên - Bắc Giang đã cơ bản hoàn thành.

Theo đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 73 dự án ngoài ngân sách, trong đó có 45 dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước đầu tư ngoài khu công nghiêp với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 21.200 tỷ đồng, 6 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4.100 tỷ đồng. 17 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 514,03 triệu USD...

Đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, công tác thanh toán vốn 10 tháng qua đạt hơn 3.300 tỷ đồng, đạt gần 60% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, đạt ,8% kế hoạch vốn địa phương giao.

Qua đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, đối với dự án đầu tư công, việc lập, phân bổ vốn đầu tư công đảm bảo đúng quy định. Nhiều dự án, công trình đầu tư công hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Các dự án, công trình trọng điểm đảm bảo bố trí đủ vốn, thi công đạt tiến độ đề ra như: Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc; đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang); xây dựng trụ sở làm việc khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên; dự án Sân vận động Thái Nguyên; đầu tư xây dựng tuyến đường nối ĐT.261 đến ĐT.266; tuyến đường kết nối Quốc lộ 37 và đường tỉnh ĐT.269B...

Đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách, Thái Nguyên luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các ngành, địa phương trong công tác vận động thu hút đầu tư.

Các sở, ban, ngành, các địa phương của tỉnh và các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tích cực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tỉnh đã ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên và thường xuyên được rà soát định kỳ hàng quý, hàng năm, tuân thủ theo quy hoạch vùng, địa phương, theo lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư của tỉnh.

Danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư chủ yếu gồm các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao...

Tuy vậy, thực tế hiện nay, quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được tháo gỡ, giải quyết. Đối với các dự án đầu tư công luôn có những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng thi công, công tác di chuyển một số công trình hạ tầng kỹ thuật còn chậm. Một số dự án chưa hoàn thiện hồ sơ phê duyệt điều chỉnh dự án, phê duyệt dự án, nên chưa có cơ sở giao kế hoạch vốn. Ở một số dự án đầu tư ngoài ngân sách cũng gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện đấu nối với các tuyến đường quy hoạch đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số cụm công nghiệp như: Quang Sơn 1, Lương Sơn, Tân Phú 1, Tân Phú 2, Hạnh Phúc - Xuân Phương, Điềm Thuỵ... còn nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án..

Chú thích ảnh
Dự án xây dựng tuyến đường liên kết Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Trước thực tế này, đối với các dự án đầu tư công, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh chủ động, tích cực và quyết liệt trong công tác triển khai, thi công, nghiệm thu khối lượng thực hiện, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, gắn công tác giải ngân với công tác thi đua khen thưởng và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng theo hướng chủ động, linh hoạt, công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, vi phạm trong đầu tư, thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực để triển khai thực hiện các dự án.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách, Thái Nguyên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng kỹ thuật, kết nối mạng lưới giao thông, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, mở rộng các khu, cụm nghiệp nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thu hút các dự án công nghệ cao, quy mô hiện đại, tiên tiến.

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh rà soát, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công khai, minh bạch quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy hoạch, danh mục dự án đầu tư trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định..

Hoàng Thảo Nguyên
Thái Nguyên khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số
Thái Nguyên khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số

Là một trong những tỉnh tiên phong ban hành Nghị quyết chuyên đề số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành Trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đối số. Qua đó, mở ra cơ hội, con đường ngắn nhất, kinh tế nhất để hiện thực hóa được nhiều mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN