Để giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách quản lý tài chính của họ, các chuyên gia đã đưa ra 6 lời khuyên sử dụng ngân sách thông minh.
Xác định và hiểu những rủi ro của bạn
Mỗi dự án kinh doanh có một mức độ rủi ro nhất định, tất cả những rủi ro này có khả năng ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, các chủ doanh nghiệp nhỏ cần phải lưu ý đến các rủi ro dài hạn và ngắn hạn để lập kế hoạch tài chính một cách chính xác trong tương lai.
Các chuyên gia khuyên các doanh nghiệp nhỏ nên xác định rủi ro ngắn và dài hạn để xác lập ngân sách. |
Thay đổi mức lương tối thiểu và các chính sách chăm sóc sức khỏe sẽ tác động đến các nhân viên của doanh nghiệp như thế nào? Công ty bạn có được đặt tại những địa điểm có nguy cơ cao về thảm họa thiên nhiên không? Bạn có dựa nhiều vào lao động theo thời vụ (làm theo mùa) không?
Một khi đã vạch ra các mối đe dọa đến năng suất hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ sẽ thấy được một bức tranh tổng thể rõ ràng hơn để từ đó xây dựng các kế hoạch khẩn cấp, các nhu cầu về bảo hiểm, vân vân.
Hãy nhớ rằng thời gian là tiền bạc
Một trong những sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ là quên kết hợp thời gian vào một kế hoạch ngân sách. Ontra đã từng nhắc nhở các chủ doanh nghiệp rằng thời gian là tiền bạc, đặc biệt là khi nhân viên của bạn được trả tiền cho thời gian mà họ cống hiến.
Ontra khuyên nên coi thời gian quí như tiền của bạn và đặt những hạn chót (deadlines) thời gian dài hơn so với thời gian ước tính sẽ hoàn thành của dự án.
Đánh giá quá cao chi phí
Không nên lãng phí thời gian vì thời gian chính là tiền bạc. |
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động dựa vào việc làm từng dự án một, thì bạn nên biết rằng, mỗi khách hàng là khác nhau và không bao giờ 2 dự án sẽ giống nhau hoàn toàn. Điều này cũng có nghĩa rằng, bạn sẽ thường xuyên không thể dự đoán khi nào có chi phí phát sinh làm vượt ngân sách.
Hãy chú ý đến chu kỳ bán hàng của bạn
Trong suốt quá trình kinh doanh 1 năm, nhiều doanh nghiệp sẽ có giai đoạn kinh doanh rất bận rộn và có giai đoạn kinh doanh diễn ra chậm chạp. Nếu công ty của bạn đang ở giai đoạn kinh doanh diễn ra chậm chạp, bạn sẽ cần giải thích chi phí của bạn trong thời gian đó. Bạn nên sử dụng giai đoạn này để lập kế hoạch trước cho giai đoạn kinh doanh bận rộn tiếp theo của bạn.
Có rất nhiều điểm cần được xem xét từ chu kì bán hàng. Sử dụng khoảng thời gian chết (không có việc) để tăng hiệu quả tiếp thị để tránh bị giảm doanh thu. Để giữ cho công ty của bạn phát triển mạnh và doanh thu đến, bạn sẽ phải xác định làm thế nào để tiếp thị tới khách hàng của bạn theo những cách mới và sáng tạo.
Lên kế hoạch cho việc mua bán lớn một cách cẩn thận và sớm
Một số chi phí kinh doanh lớn bị phát sinh vào những thời điểm mà bạn bạn ít mong đợi nhất, ví dụ: Một phần của thiết bị bị hư hại và cần được thay thế hoặc xe tải giao hàng cần chi phí bảo trì, sửa chữa. Vì vậy, nên có các chi phí như cải tạo lại cửa hàng, hay có một hệ thống phần mềm mới có thể lên kế hoạch thời gian thực hiện ngân sách một cách cẩn thận nhất, tránh công việc kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng bởi một gánh nặng tài chính khổng lồ.
Nên lên kế hoạch mua bán để không bị chi phí phát sinh. |
Những thay đổi trọng yếu trong kinh doanh cần được tính toán thời gian cẩn thận, luôn cân bằng rủi ro với các khoản thưởng và hiểu biết sâu sắc về toàn bộ tình hình tài chính mà bạn đang vận hành. Luôn cập nhật tình hình ngân sách và các kế hoạch tài chính theo hướng dữ liệu, đây là những nhân tố rất quan trọng giúp định hướng cho bạn khi thực hiện đầu tư lớn trong kinh doanh.
Thường xuyên kiểm tra xem xét lại ngân sách của bạn
Ngân sách của doanh nghiệp sẽ không bao giờ cố định và nó sẽ thay đổi và phát triển theo hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần phải tiếp tục điều chỉnh nó dựa trên biểu đồ tăng trưởng và lợi nhuận. Cho đề nghị rằng ngân sách hàng tháng và hàng năm cần được điều chỉnh thường xuyên để nắm rõ, cập nhật tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Thường xuyên xem xét lại nguồn ngân sách sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát tốt hơn các quyết định liên quan đến tài chính, bởi vì bạn sẽ biết được chính xác khả năng chi của công ty so sánh với số tiền dự án đang thực hiện mang lại.
Dựa vào các bản kê xu xướng thị trường năm trước để giúp bạn xác định tình hình năm nay sẽ như thế nào. Một khi bạn hiểu rõ nhu cầu ngân sách của doanh nghiệp, bạn có thể dự đoán chính xác một khoản ngân sách dành riêng để phục vụ cho quỹ khẩn cấp hoặc các chi phí phát sinh không lường trước.