Agribank kịp thời hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại bão số 12

Gần 30 năm gắn bó đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với vai trò là NHTM lớn nhất Việt Nam trên nhiều phương diện, Agribank ngày càng củng cố bền chặt trong lòng khách hàng và công chúng niềm tin về một thương hiệu lớn, đồng thời thể hiện trách nhiệm, uy tín của một doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu, lợi ích của cộng đồng lên trên hết.

Trong nhiều năm qua, toàn hệ thống Agribank luôn nỗ lực, không ngừng song hành với các vấn đề thời cuộc, những sự kiện quan trọng của đất nước, các hoạt động có ý nghĩa vì cộng đồng nhằm góp phần ổn định xã hội và đẩy mạnh phát triển đất nước. Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vượt lên tất cả những khó khăn, trở ngại, ngay cả ở những giai đoạn thăng trầm nhất, Agribank vẫn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của người dân và đối tượng phục vụ của mình lên hàng đầu.

Trụ sở  Agribank.

Đồng hành cùng người dân vượt bão, khắc phục khó khăn


Cơn bão số 12 với sức càn quét dữ dội chưa từng thấy trong vòng 20 năm qua đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Chỉ tính sơ bộ sau ngày 4/11/2017, cơn bão số 12 đã làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác. Ảnh hưởng sau bão vẫn còn rất nghiêm trọng. 


Trong những ngày qua, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên liên tiếp có mưa to đến rất to, gây ngập lụt các vùng trũng, thấp, ven sông suối, lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và khu vực Nam Tây Nguyên đang lên nhanh. Trước tình hình thiên tai nguy cấp đó, ngày 5/11/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 12 và ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên.


Là ngân hàng luôn đóng vai trò tiên phong trong các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng, không đứng ngoài cuộc với những thiệt hại, mất mát của người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 12, Agribank đã kịp thời nắm bắt tình hình, nhanh chóng vào cuộc chung tay cùng cộng đồng khắc phục thiệt hại sau bão bằng phương án chủ động ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn hoạt động và nhanh chóng khắc phục thiệt hại sau bão.


Ngày 6/11, Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành đã chỉ đạo Giám đốc các chi nhánh loại I tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tổ chức kiểm tra, rà soát nơi làm việc, hệ thống kho tiền, các địa điểm đặt máy ATM, hệ thống điện, các phương tiện vận chuyển và các vật dụng cần thiết khác, triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn phòng ngừa biến cố do mưa lũ gây ra. Đồng thời, chủ động báo cáo Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn cho tạm ngưng giao dịch tại các khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn.


Tổng Giám đốc chỉ đạo các chi nhánh chịu ảnh hưởng của bão (đặc biệt là Chi nhánh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) tập trung lực lượng, vượt qua mọi khó khăn để khắc phục hậu quả, sớm ổn định lại hoạt động, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về giao dịch của khách hàng.


Trao đổi với chúng tôi, ông Tiết Văn Thành cho biết: "Để chủ động hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa thiệt hại về vốn vay của Agribank, chúng tôi đã chủ động áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh của Agribank bị thiệt hai do bão gây ra, như: miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; thực hiện cho vay mới để khôi phục sản xuất sau lũ đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất khả thi. 


Ngoài ra, Agribnak cũng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và các văn bản quy định khác của NHNN và của Agribank. Đồng thời, các chi nhánh thuộc vùng bị thiệt hại tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại đối với khoản cho vay hiện đang còn dư nợ, đề xuất hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh".


Sẵn sàng sẻ chia


Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, nhưng mỗi năm, bằng nguồn tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank luôn dành riêng một phần cho chính sách hỗ trợ khắc phục thiên tai, ngập mặn, sự cố môi trường... Chỉ riêng điều đó cũng cho thấy sự nghiêm túc và trách nhiệm lớn vì cộng đồng của một tổ chức tín dụng hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.


Thể hiện tấm lòng thiện nguyện vì cộng đồng, Agribank cũng phối hợp với NHNN các tỉnh và các Sở, ban, ngành trên địa bàn các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 12 thực hiện an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão; tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.


Với sứ mệnh “Ngân hàng của nhà nông”, bằng những hành động quyết liệt, tích cực vì đất nước và cộng đồng trong suốt thời gian qua, Agribank đã và đang khẳng định được tầm quan trọng của một tổ chức tín dụng tiên phong, hàng đầu trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam và hết lòng góp sức vì sự phát triển của cộng đồng.

Tính từ khi thành lập (năm 1988) đến nay, tổng số tiền Agribank dành cho an sinh xã hội lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 5 năm từ năm 2012 trở lại đây, mỗi năm Agribank dành khoảng 400 tỷ đồng chủ yếu dành hỗ trợ an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây nhà đại đoàn kết, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi, xây dựng đường giao thông nông thôn…


Đăng Giới/Báo Tin Tức
Agribank: Thư tín dụng trả chậm cho phép thanh toán ngay
Agribank: Thư tín dụng trả chậm cho phép thanh toán ngay

Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (UPAS L/C) là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho phép khách hàng nhập khẩu của Agribank thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa theo kỳ hạn trả chậm nhưng người xuất khẩu có thể được Ngân hàng nước ngoài thanh toán trả ngay trên cơ sở Agribank chấp nhận thanh toán bộ chứng từ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN