Cây bông chỉ đáp ứng 1% nhu cầu ngành dệt may

"Trước đây chúng ta có 30.000 ha trồng bông, nay chỉ còn lại khoảng 1/3. Do không đáp ứng đủ nhu cầu nên ngành dệt may trong nước phải nhập khẩu bông với số lượng lớn", Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết tại cuộc họp của ngành dệt may diễn ra sáng nay (20/8) tại Hà Nội.

Bông là nguyên liệu chính cho ngành dệt may. Tổng nhu cầu bông hàng năm của Việt Nam khoảng trên 400.000 tấn và nhu cầu đó ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, trong nước mới chỉ sản xuất được 1-2%, còn lại vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn. Điều này rất đáng lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Kim Thoa. Ảnh: Hoàng Dương


Bà Thoa cho biết, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tuy nhiên việc thực hiện chưa tốt nên hiệu quả chưa cao. Hiện nay, Nhà nước đã hỗ trợ về giống bông cũng nhưng nhiều chính sách khuyến khích khác nhưng người trồng bông vẫn gặp khó khăn. Cây bông khó cạnh tranh với các cây trồng khác nên người dân không mặn mà.

"Hiện nay, tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tự đứng ra để trồng bông, tạo nguồn nguyên liệu cho chính mình. Việc đầu tư này được thực hiện tại Ninh Thuận, Đăk Lăk và nếu thành công sẽ truyền lại kinh nghiệm để người dân cùng tham gia", bà Thoa nói.

Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho biết, cần phải rút kinh nghiệm từ việc trồng thí điểm nhưng không thành công tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Thực tế hiện nay, đã xảy ra tình trạng địa phương giao đất cho tập đoàn trồng bông rồi nhưng chỉ được một thời gian, người dân lại đòi đất gây khó khăn cho tập đoàn. "Việc tìm quỹ đất để trồng bông hiện khá khó khăn, cần được sự phối hợp của các địa phương", Thứ trưởng Thoa đề xuất.

Để đạt được mục tiêu đặt ra từ nay đến năm 2015 đối với cây bông, cần phát triển bông trang trại, đầu tư cơ giới hóa, chủ động tưới tiêu, thời vụ để tạo bước đột phá về năng suất và sản lượng bông. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp dệt liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp sản xuất bông theo nhiều hình thức, Thứ trưởng Hồ Kim Thoa đề xuất.


Hoàng Dương
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may và da giày
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may và da giày

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu ngành dệt may và da giày đều đạt mức tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của ngành dệt may và da giày phụ thuộc nhiều vào việc phát triển các sản phẩm chủ lực và tránh tình trạng lệ thuộc nguồn nguyên vật liệt nhập khẩu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN