Từng gặp phải tình huống éo le này? Đừng vội đổ lỗi cho tài xế hay xếp hạng một sao chuyến đi. Việc tăng giá có thể xảy ra do những tài xế này đang hết lòng làm vừa ý “vị thượng đế” là bạn.
Đầu tiên, về cơ chế hoạt động của tính năng hiển thị trước giá (upfront pricing – UFP), công nghệ này được Uber tạo ra như một sự thay thế cho cách thức tính giá kiểu cũ có phần gây bối rối cho người dùng mỗi khi di chuyển. Cải tiến hơn với khả năng hiển thị cụ thể cước phí trong khi vẫn giữ cách tính giá di chuyển thông minh nhờ công nghệ GPS và các thuật toán trong ứng dụng, tính năng hiển thị trước giá giúp mang đến những trải nghiệm di chuyển tối ưu và thoải mái hơn cho hành khách.
Vậy mức phí hiển thị trước thay đổi có phải do ứng dụng?
Ước tính giá dựa trên quãng đường dự kiến cũng như dự báo về tình hình giao thông và tần suất người dùng – tài xế vào thời điểm đặt chuyến, Uber đáp ứng mong đợi của người dùng khi cung cấp tương đối chính xác chi phí mỗi chuyến đi khi điền đúng điểm đến. Mức giá di chuyển thay đổi mặc dù được thông báo và thanh toán qua ứng dụng, những nguyên nhân của điều này thường xuất phát từ tình huống di chuyển khách quan thay vì từ phía tài xế Uber như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Trước khi đưa ra kết luận về nguyên nhân tăng giá, hãy điểm qua một số lý do khách quan có thể ảnh hưởng tới mức cước phí hiển thị ban đầu của bạn.
1.
Yêu cầu nhiều hơn một điểm dừng
Không thể tránh khỏi có những lúc chúng ta cần “tạt ngang” để đón bạn hay lấy một số đồ đạc cần dùng, những lộ trình này dễ làm tăng cước phí chuyến đi của bạn khi lộ trình Uber dự kiến bị thay đổi.
Hãy lưu ý những điều này và thông cảm cho tài xế Uber nếu lỡ lộ trình bị thay đổi hay cước phí chênh lệch so với giá hiển thị ban đầu.
2. Thay đổi điểm đến
Tương tự như việc yêu cầu nhiều hơn một điểm đón – đỗ xe, cước phí sẽ tăng thêm khi người dùng thay đổi điểm đến của mình (mức giá cũng có thể giảm nếu điểm đến gần hơn). Vì sao vậy?
Như đã nói, mức giá hiển thị trước được cung cấp dựa trên yêu cầu đặt xe và điểm đến mà người dùng yêu cầu. Mức giá này mang tính tương đối và không phải mức giá cuối cùng bởi Uber không thể dự đoán hết những tình huống thực tế có thể xáy ra trên đường. Vậy nên đừng quên xác định chính xác lộ trình di chuyển ngay từ đầu để có thể nhận được mức giá hiển thị đúng như mong đợi.
3. Giờ cao điểm
Nhu cầu đi lại cao và mật độ giao thông đông đúc khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, cùng với đó là sự hao tổn nhiên liệu. Vì vậy, mức giá di chuyển sẽ tăng thêm so với cước giá bình thường để bù lại cho công sức và chi phí đi lại mà người tài xế dành để vượt qua những đoạn kẹt xe và chuyên chở bạn thành công.
4. Đường một chiều, chắn đường và những điều tương tự
Với công nghệ GPS hiện đại, các lộ trình di chuyển được tối ưu nhờ khả năng tính toán và so sánh quãng đường. Tuy nhiên, công nghệ GPS cũng có nhiều hạn chế khi không thể lường trước các đoạn đường một chiều hay các khu vực cấm do quy hoạch của từng địa phương.
Tình huống này bắt buộc người tài xế phải linh hoạt thay đổi lộ trình để chuyến đi không bị gián đoạn và tất nhiên cước phí sẽ tăng theo nếu quãng đường mới có phần “dài hơi” hơn.