Các đại biểu đánh giá cao, tín dụng chính sách đã tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS nơi đây và đề xuất kiến nghị giai đoạn tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần duy trì nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho tín dụng chính sách và chuyển nguồn vốn kịp thời cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để chủ động cho vay theo chương trình của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành rà soát xây dựng các chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách tín dụng đặc thù cho vùng, địa phương để ưu tiên, khuyến khích đồng bào định canh, định cư tại chỗ, giúp cho việc phát triển kinh tế bền vững và giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc.
Tới dự Hội nghị có đồng chí đồng chí Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH; đồng chí Nguyễn Văn Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc - Uỷ ban Dân tộc; đồng chí Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Ayun H’Bút - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Gia Lai; đồng chí Đinh Duy Vượt - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Bí thư huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện, thị, thành phố; đại diện các Sở, ban, ngành, NHNN tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, huyện; NHCSXH tỉnh, huyện; các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh, huyện nhận ủy thác vốn vay; một số tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã tiêu biểu và hộ vay vốn là đồng bào DTTS điển hình trong việc vay, sử dụng vốn vay hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng cho biết, là tỉnh nghèo miền núi ở Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có điểm xuất phát thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, năng suất lao động thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân khu vực nông thôn và đồng bào DTTS còn lạc hậu.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các chính sách an sinh xã hội đã được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai có hiệu quả, giúp hộ đồng bào DTTS dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó những năm qua kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt ,2 triệu đồng/năm vào năm 2016, gấp 2,58 lần so năm 2010; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS từng bước cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng chính sách vẫn còn có những khó khăn, hạn chế, thông qua Hội nghị này có thể đánh giá và đưa ra hướng khắc phục giải quyết trong giai đoạn tiếp theo.
Các đại biểu dự Hội nghị. |
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí cho biết, qua 10 năm (từ 2007 đến nay) thực hiện, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 8.639,9 tỷ đồng, với 458.609 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS là 3.455,6 tỷ đồng, với 203.216 lượt hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/3/2018 đạt 4.046,6 tỷ đồng, tăng 3.311,6 tỷ đồng so năm 2007, tăng gấp 5,5 lần. Riêng hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, cụ thể có 80.105 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang còn dư nợ, chiếm 50,12% số hộ dư nợ tại NHCSXH, với dư nợ là 1.890,6 tỷ đồng, chiếm 46,72% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt hơn 26,66 triệu đồng/hộ.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí báo cáo kết quả thực hiện TDCS xã hội đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thời gian qua. |
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 203 ngàn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 95 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo viêc làm cho 20.578 lao động, trong đó có 591 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 4.856 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 9.258 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 29.446 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Gia Lai Rchăm H’Hồng tham luận tại Hội nghị. |
Tham luận tại Hội nghị, bà Rchăm H’Hồng - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh nhấn mạnh: Nhờ các chính sách tín dụng ưu đãi mà hội viên phụ nữ DTTS đã mạnh dạn tiếp cận với các nguồn vốn, được hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế gia đình, từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều hộ hội viên là người DTTS vay vốn của NHCSXH vượt khó, vươn lên làm kinh tế giỏi có thu nhập hằng năm từ 100 đến 200 triệu đồng. Tín dụng chính sách bước đầu đã làm thay đổi nhận thức tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, Kpă Ngun tham luận tại Hội nghị. |
Ông Kpă Ngun - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa khẳng định, tín dụng chính sách được triển khai trên địa bàn huyện thời gian qua cùng với kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình đầu tư hỗ trợ có mục tiêu khác... đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn ngày càng có sự thay đổi, chuyển biến đáng kể, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, từng bước được nâng lên, có thêm các điều kiện để phát triển, vươn lên ổn định cuộc sống.
Tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang Lê Qúy Truyền cho biết, tín dụng chính sách đã góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trong vùng đồng bào DTTS. |
Thay mặt UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang, huyện Kbang Lê Qúy Truyền cho biết: Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn từng bước phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả năng suất từng loại cây trồng được nâng lên trên từng đơn vị diện tích, thu nhập bình quân đầu người hằng năm được tăng lên, đến nay trên địa xã bình quân thu nhập tăng lên từng năm, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp đồng bào DTTS thay đổi hẳn nếp nghĩ, cách làm, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống được cải thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen” ở nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Hộ vay vốn KsorH’ Ayết chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn vay. |
Hộ vay vốn Ksor H’ Ayết ở làng Klăh 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai chia sẻ: Với đồng vốn ít ỏi của gia đình và vốn vay NHCSXH huyện năm 2013 là 10 triệu đồng và món vay chương trình hộ mới thoát nghèo với số tiền 30 triệu đồng năm 2016, hiện nay gia đình đã có 800 cây cà phê kinh doanh, 3 sào lúa, 1 con heo nái, 12 con heo thịt. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình đến thời điểm này đã trừ chi phí là 100 triệu đồng/năm và mua sắm được nhiều tiện nghi trong nhà. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các cấp hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn, làng và NHCSXH đã có những chính sách ưu việt cho hộ nghèo đồng bào chúng tôi, cho chúng tôi có cuộc sống ấm no, bình đẳng với mọi người trong xã hội.
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý phát biểu. |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý đánh giá cao hiệu quả thiết thực của tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung có tác dụng đa chiều, tạo hiệu ứng kép cho đồng bào, tức là góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Tổng Giám đốc nhấn mạnh tín dụng chính sách này đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giúp đồng bào DTTS giải quyết những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống, làm quen với việc vay vốn để SXKD và đặc biệt tín dụng chính sách đã thực sự là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với quần chúng nhân dân, đặc biệt là với khối đồng bào DTTS.
Tuy nhiên, với những đánh giá cao về hiệu quả chương trình vẫn còn những khó khăn trong việc triển khai tín dụng đối với tỉnh Gia Lai là trình độ dân trí chưa đồng đều, còn thấp; một số xã không còn quỹ đất sản xuất để thực hiện cho vay đối với những hộ có nhu cầu vay để cải tạo đất sản xuất. Cùng với đó giao thông đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt, rét đậm rét hại, dịch bệnh trong chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp hằng năm vẫn thường xuyên xảy ra; nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay còn chưa kịp thời và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bà con.
Do vậy, để chính sách tín dụng mà đặc biệt tín dụng chính sách cho hộ đồng bào DTTS được triển khai hiệu quả và đồng đều thì NHCSXH tỉnh Gia Lai cần tập trung chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tốt Chỉ thị 40-CT/TW, đặc biệt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; ưu tiên tập trung vốn cho vay vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nhằm đảm bảo 100% nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ vốn phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững; tăng cường việc quản lý, theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ và chú trọng thực hiện chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời thường xuyên củng cố hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phiên giao dịch tại xã. Phấn đấu đưa mọi hoạt động cho vay, thu nợ, thu lãi đều thực hiện tại Điểm giao dịch xã để phục vụ tốt hơn đối với hộ đồng bào DTTS sống tại những địa bàn đi lại khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng trao đổi với hộ vay vốn Ksor HPlô ở thôn Hlil 1, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính sách. |
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng ghi nhận những kết quả hoạt động tín dụng chính sách đã đem lại trên địa bàn, đồng thời khẳng định chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành cùng NHCSXH để dành ưu tiên tối đa trong phạm vi nguồn lực cho phép giúp đồng bào DTTS tiếp tục vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các ngành, các cấp tỉnh Gia Lai quyết liệt xử lý và ngăn chặn tình trạng “tín dụng đen” len lỏi trong vùng đồng bào DTTS; chủ động phân công các thành viên Ban đại diện HĐQT tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay tại cơ sở, không để nợ quá hạn phát sinh... Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu lãnh đạo địa phương các huyện, thị hằng năm ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cùng cấp để cho vay hộ đồng bào DTTS trên địa bàn, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả tỉnh.
Các cá nhân, tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khen thưởng |
Nhân dịp này, UBND tỉnh Gia Lai đã công bố Quyết định khen thưởng của Chủ tịch tỉnh cho 15 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.