Sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình có nhiều người theo nghiệp giáo viên, Vũ Thị Phương Thảo sớm mang trong mình niềm đam mê với nghề giáo từ khi còn nhỏ.
Tốt nghiệp khoa tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ, thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam (ULIS) với tấm bằng xuất sắc và nằm trong top 5 sinh viên xuất sắc nhất khóa; Phương Thảo được mời ở lại làm giảng viên của trường.
“Việc được tin tưởng và trao cơ hội để phát triển thành một nhà lãnh đạo giáo dục mới trong khoa khi vừa tốt nghiệp, đã mang lại sự thay đổi lớn trong tôi. Điều đó đã cho tôi thấy sức mạnh của việc đặt niềm tin vào tiềm năng của một người", Phương Thảo chia sẻ.
Sau một thời gian công tác, với những gì cô thể hiện, Phương Thảo đã nhận được Học bổng Lãnh đạo Úc khi mới 24 tuổi và cô đã học đuổi chương trình Thạc sĩ tại Melbourne, Úc.
Kết thúc khóa học, trở về Việt Nam và tiếp tục với vai trò giảng viên tại ULIS, Phương Thảo bắt đầu tham gia nghiên cứu và tham dự nhiều hội thảo, cũng từ đó cô quan tâm đến phương pháp giúp các giảng viên đại học có thể phát triển tốt nhất trong hành trình học thuật. Điều này đã thúc đẩy cô theo đuổi chương trình Tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (CSHE) danh tiếng của Đại học Melbourne, với sự hỗ trợ từ hai học bổng danh giá của trường.
Hiện nay, Phương Thảo đang công tác tại Khoa Dược và Khoa học Dược phẩm của Đại học Monash. Cô luôn nỗ lực tạo ra các cơ hội giúp giảng viên nâng cao phương pháp giảng dạy của mình. Với tư cách là Nhà thiết kế giảng dạy cấp cao, cô đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, với sự hỗ trợ từ các cố vấn như Giáo sư Tina Brock, Tiến sĩ Ian Larson, Giáo sư Paul White và Tiến sĩ Betty Exintaris.
“Sứ mệnh của tôi là tạo ra những cơ hội để các giảng viên phát triển, qua đó giúp họ mang lại những giá trị tích cực cho sự trưởng thành và tiến bộ của sinh viên. Khi chứng kiến sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy của các giảng viên và những giá trị tích cực mà họ mang lại cho sinh viên, điều đó khiến tôi nhớ đến tất cả những người thầy, người cô đã đặt niềm tin vào tôi”, Phương Thảo chia sẻ.
Nằm trong top 37 đại học tốt nhất thế giới và top 8 đại học tốt nhất nước Úc, Đại học Monash không ngừng nuôi dưỡng thế hệ nhà lãnh đạo và nhà giáo dục tương lai, cung cấp cho họ các nguồn lực, sự cố vấn và cơ hội cần thiết để phát triển và truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo trong và ngoài trường.
"Her Research Matters", chương trình tiên phong với mục tiêu giải quyết những bất bình đẳng giới trong nghiên cứu và học thuật, do Monash sáng lập, là một trong những minh chứng cho cam kết đó.
Với mục tiêu nuôi dưỡng các góc nhìn đa dạng, "Her Research Matters" tập trung hỗ trợ các nhà nhà giáo, nhà nghiên cứu nữ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp. Đáng chú ý, chương trình có sự tham gia của những nhà nghiên cứu tài năng đến từ Việt Nam, thể hiện tầm vóc toàn cầu và cam kết trong việc nuôi dưỡng sự xuất sắc trên mọi nền văn hóa.
Phương Thảo tham gia "Her Research Matters" bởi sự gắn kết chặt chẽ của chương trình này với hành trình phát triển cá nhân của cô. Đây là chương trình nền tảng nhằm thúc đẩy, tài trợ và xây dựng một môi trường lãnh đạo toàn diện và công bằng, giúp phụ nữ trong lĩnh vực học thuật phát huy tối đa tiềm năng của mình.
“Bản thân tôi đã từng trải nghiệm những thay đổi to lớn nhờ sự tận tâm của những thầy cô trong đội ngũ cố vấn. Chính điều đó đã truyền cảm hứng cho tôi để tạo ra những cơ hội tương tự cho người khác", Phương Thảo chia sẻ
Chương trình “Her Research Matters” (HRM) được thành lập vào tháng 10/2019 với sứ mệnh thúc đẩy, tài trợ và nuôi dưỡng tài năng cũng như nghiên cứu của các nữ lãnh đạo nữ trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc Khoa Dược và Khoa học Dược phẩm Monash và Viện Khoa học Dược phẩm Monash (MIPS).
HRM tạo nên một môi trường bình đẳng hơn bằng cách cung cấp các nguồn lực, cố vấn và tài trợ cần thiết cho các nhà nghiên cứu nữ, giúp họ vượt qua rào cản và đạt được những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực của mình, đồng thời thúc đẩy văn hóa đổi mới và hòa nhập.
Không chỉ hướng tới thành công cá nhân, HRM còn thúc đẩy thay đổi hệ thống, kêu gọi các chính sách và thực tiễn, để phụ nữ phát triển trong các vai trò học thuật và nghiên cứu chuyên sâu.