Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng 'Hồng Lâu Mộng' của tác giả Tào Tuyết Cần

Sáng 25/9, Nhà hát Kịch Việt Nam đã khởi dựng vở kịch “Hồng Lâu Mộng”, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc Tào Tuyết Cần. Vở kịch là công trình hợp tác giữa Nhà hát Kịch Việt Nam và Quỹ Văn hóa Quốc tế Singapore (SIF).

Kịch bản và đạo diễn vở kịch lần này là một gương mặt khá quen thuộc với những nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam: Đạo diễn Chua Soo Pong (Singapore). Biên dịch Việt ngữ Hoàng Long- Xuân Hồng, họa sĩ – NSƯT Lê Sơn, sáng tác ca khúc nhạc sĩ Tiến Minh.

Giám đốc Nhà hát Nguyễn Thế Vinh (trái) và đạo diễn Chua Soo Pong tại buổi khởi dựng vở diễn.

Cùng với vở kịch “Romeo và Juliet”, “Hồng Lâu Mộng” là tác phẩm kinh điển được Nhà hát dàn dựng bằng ngân sách của năm 2017, nhằm hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà hát (tháng 12/2017).


Phát biểu tại lễ khởi dựng, giám đốc Nguyễn Thế Vinh khẳng định: Trong những năm vừa qua, Nhà hát Kịch Việt Nam đã có những đổi thay toàn diện, mọi mặt, trong đó đặc biệt là đổi thay về chất lượng chuyên môn, nghệ thuật.

Tập thể các diễn viên tham gia vở diễn.

Về định hướng của Nhà hát, bên cạnh những tác phẩm kịch của Việt Nam, chúng ta vẫn kiên trì với nhiệm vụ của Nhà hát , đó là sưu tầm và dàn dựng những tác phẩm kinh điển, nổi tiếng của thế giới, một mặt để nâng cao trình độ diễn xuất của các nghệ sĩ, mặt khác để giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật của Việt Nam những tác phẩm tinh hoa của nghệ thuật biểu diễn thế giới.


“Trong những năm qua, lãnh đạo và diễn viên Nhà hát đã làm được rất nhiều việc. Đặc biệt về nghệ thuật, tác phẩm nào ra mắt cũng để lại ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng công chúng, điều đó khẳng định Nhà hát đã, đang và sẽ tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu nghệ thuật của Nhà hát Kịch Việt Nam, không những ở trong nước mà cả trên trường Quốc tế. Điều đó cũng chứng tỏ, Nhà hát đã, đang và sẽ tiếp tục đi đúng con đường của Nhà hát Kịch Việt Nam và đây là sự tự hào của sân khấu kịch Việt Nam, mà Nhà hát là đơn vị hàng đầu”, giám đốc Nguyễn Thế Vinh khẳng định.

Các diễn viên tập vở.

Cũng theo giám đốc Nguyễn Thế Vinh, nếu muốn có khán giả, thì không bằng cách nào khác là phải tự khẳng định thương hiệu nghệ thuật, phải nâng cao chất lượng nghệ thuật của mình; có như vậy mới kéo được khán giả đến và giữ chân khán giả ở lại lâu hơn. “Không gì bằng việc nâng cao giá trị thương hiệu bằng chất lượng tác phẩm nghệ thuật, cộng với dịch vụ phục vụ. Giá trị thương hiệu là bao gồm cả 2 yếu tố ấy và chúng ta đã làm được trong những năm qua và cố gắng giữ gìn”, giám đốc Nguyễn Thế Vinh nhấn mạnh.

Hai diễn viên vào vai chính Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc.

Riêng với tác phẩm “Hồng Lâu Mộng”, đây cũng là một tác phẩm mang nhiều “tâm tư” của vị giám đốc này. Ông chia sẻ: “Ngày 1/11 tới là tôi sẽ nghỉ hưu theo quy định và đây là tác phẩm cuối cùng của tôi trên cương vị giám đốc, chỉ đạo chương trình. Với ý nghĩa ấy, tôi rất mong các bạn làm việc với một tinh thần nghiêm túc nhất, nhiệt tình nhất, sáng tạo nhất để chúng ta có 1 tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao để giới thiệu với công chúng”.


Góp mặt tại lễ khởi dựng, đạo diễn Chua Soo Pong chia sẻ: Cách đây 30 năm, ông đã từng dựng vở kịch “Hồng Lâu Mộng” tại Singapore (năm 1997). Sau thành công này, ông đã tiếp tục đạo diễn những bản mới của “Hồng Lâu Mộng”.


Theo đạo diễn, “Hồng Lâu Mộng” là một trong bốn tuyệt phẩm của văn học Trung Quốc: “Hồng Lâu Mộng”, “Tam Quốc”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử”. Với 4 tuyệt phẩm này, diễn xuất trong “Hồng Lâu Mộng” là thế mạnh dành cho các nữ diễn viên thể hiện; còn với “Tam Quốc”, “Thủy Hử” là dành cho các nam diễn viên thể hiện, “Tây Du Ký” thì dành cho cả nữ và nam diễn viên thể hiện.


“Tôi nghĩ lý do giám đốc Vinh chọn Hồng Lâu Mộng vì nhà hát ta có rất nhiều nữ diễn viên xinh đẹp và giỏi giang”, vị đạo diễn này dí dỏm chia sẻ.


Theo ông, “Hồng Lâu Mộng” đặc biệt ở chỗ không chỉ xoay quanh số phận của các nữ nhân vật, mà còn nói về triều đại Minh- một triều đại có quyền lực rất lớn thời đó. Và cho dù các gia đình trong “Hồng Lâu Mộng” có vô cùng quyền lực, thế lực, nhưng do những biến cố, biến động nên sự xuống cấp, sự đổ vỡ, sụp đổ của triều đại cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự bề thế của các gia đình mà số phận các nhân vật xoay quanh.


“Lãnh đạo Nhà hát đã rất thông minh và có đầu óc chiến lược khi chọn dựng hai tuyệt phẩm về tình yêu, một của phương Tây là” Romeo và Juliet”, một của phương Đông là “Hồng Lâu Mộng” trong kế hoạch của năm nay. Dịp kỷ niệm 65 năm của Nhà hát Kịch, với sự góp mặt của hai tác phẩm kinh điển của thế giới, của nghệ thuật; chắc chắn sẽ gây được sự chú ý với công chúng và chothấy, sự bề thế của Nhà hát Kịch không chỉ dừng ở Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, để có tiếng vang lớn trong lòng khán giả và những ai yêu nghệ thuật trong cả quốc gia lẫn trên thế giới”, đạo diễn Chua Soo Pong nhấn mạnh.


Cũng theo vị đạo diễn, ông rất vui và hãnh diện khi được làm việc với những thế hệ nghệ sĩ gạo cội, tài năng lớn của Nhà hát như NSND Lệ Ngọc, NS Thu Hương… Ông cũng rất hạnh phúc vì sau thời gian dài 3 năm, lại được quay trở lại làm việc với Nhà hát về một tác phẩm lớn này. Ông cũng kỳ vọng rằng: “Trên thế giới có rất nhiều cuộc hội thảo về “Hồng Lâu Mộng”, tôi rất mong trong 1 cuộc hội thảo nào đó, chúng ta có thể mang vở diễn này tới giới thiệu, minh họa. Có thể không cả 1 vở diễn, mà là 1 trích đoạn thật ngắn nhưng cô đọng, mô tả được tuyệt phẩm này. Tôi cũng có ý định này tác phẩm này sang biểu diễn ở Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… những quốc gia rất am hiểu về “Hồng Lâu Mộng”. Chúng ta mở ra một cửa sổ, góc nhìn về “Hồng Lâu Mộng” của chúng ta, đồng thời bước chân vào đời sống văn hóa, nghệ thuật của Trung Quốc. Việc học hỏi lẫn nhau của các nền văn hóa đều mang lại rất nhiều điều tốt đẹp”.


“Hồng Lâu Mộng” sẽ được dàn dựng trong 35 ngày, kể từ ngày khởi dựng. Dự kiến, cùng với “Romeo và Juliet”, vở diễn này sẽ ra mặt vào dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới.


PT/ Báo Tin Tức
Nhà hát kịch Việt Nam mang kịch chuyển thể từ 'Mùa hoa cải bên sông' đi lưu diễn miền Trung
Nhà hát kịch Việt Nam mang kịch chuyển thể từ 'Mùa hoa cải bên sông' đi lưu diễn miền Trung

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch về việc biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, từ ngày 15/6-21/6, đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ mang vở diễn "Khát vọng" tới phục vụ nhân dân 2 tỉnh miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN