Phóng viên TTXGP tác nghiệp tại Hòn Đất năm 1969

Trong dịp tỉnh Kiên Giang tổng kết 40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ; gắn với kỷ niêm 40 năm chiến thắng Hòn Đất, đồng thời khánh thành trường PTTH Nam Thái Sơn, trường trung học đầu tiên được xây dựng ở vùng rốn lũ tứ giác Long Xuyên tôi được gặp lại anh Ba (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) dưới chân Hòn Đất.


Trong dịp tỉnh Kiên Giang tổng kết 40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ; gắn với kỷ niêm 40 năm chiến thắng Hòn Đất, đồng thời khánh thành trường PTTH Nam Thái Sơn, trường trung học đầu tiên được xây dựng ở vùng rốn lũ tứ giác Long Xuyên tôi được gặp lại anh Ba (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) dưới chân Hòn Đất. Anh Ba có hỏi tôi về những con người đã từng một thời sát cánh cùng anh chiến đấu trong suốt chiến dịch 78 ngày đêm địch vây hãm Hòn Đất. Anh đặc biệt quan tâm đến tổ phóng viên chiến tranh TTXGP nay ai còn ai mất. Sự quan tâm ân cần thăm hỏi của Thủ tướng, làm sống lại trong tôi một nỗi nhớ.

Bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang - đánh chiếm căn cứ địch ven sông Cái Lớn (Gò Quao 1973). Ảnh: Tư Liệu - Lê Nam Thắng

Trong chiến dịch 78 ngày đêm địch tập trung quân vây hãm quyết tiêu diệt cho được lực lượng nhỏ bé của ta tại Hòn Đất (từ 25/6 đến 23/9/1969) có một tổ phóng viên chiến tranh TTXGP về Hòn Đất bám trụ và tác nghiệp tại đây. Đài Minh Ngữ (phương tiện truyền tin) của tổ PV chiến tranh này mang kí hiệu: CVF-3, do điện báo viên Nguyễn Văn Ninh phụ trách; có Lê Minh Quyền vừa lo bảo vệ vừa lo hậu cần cho cả tổ. Đặc biệt hai PV chủ lực gồm: PV viết chính là Võ Văn Thâu (bút hiệu Trung Vũ); và PV nhiếp ảnh Lê Ngọc Bích.

Trong suố́t thời gian 78 ngày đêm máu lửa đó, ngoài tổ PV chiến tranh TTXGP, còn có những đơn vị khác như: Cơ quan huyện ủy Hòn Đất, bộ phận quân y tiền phương, công binh xưởng, lực lượng TNXP và cán bộ cơ sở... Góp lại tất cả cũng chỉ vài trăm người, phải chiến đấu liên tiếp trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi bề, kể cả cơm ăn, nước uống. Chúng tôi dựa vào hệ thống hang độ̣ng trong Hòn Đất, để sống và tồn tại đương đầu với lực lượng của địch đông hơn gấp nhiều lần gồm: Sư đoàn bộ binh số 9, sư đoàn bộ binh số 21, nhiều liên đoàn biệt động quân, bảo an, dân vệ tại chỗ, có lúc quân số lên đến gần 10.000 tên. Đó là chưa kể chúng còn cử hàng trăm máy bay chiến đấu, xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến, pháo hạng nặng tầm xa, suốt ngày đêm yểm trợ hỏa lực cho chiến dịch vây hãm Hòn Đất nhằm tiêu diệt cho được lực lượng cách mạng. Tại thời điểm đó, nếu những ai là người trong cuộc mới thấu hiểu những gì khắc nghiệt của chiến tranh. Cả vùng Hòn Đất vốn trù phú hầu như không còn màu xanh, đất, đá bị bom đạn nghiền nát vụn, bom xăng, bom Napan ngày đêm nghi ngút cháy trên đỉnh Hòn Đất. Thế mà dòng tin của tổ PV chiến tranh TTXGP từ trong lòng đất vẫn đều đặn phát về tổng xã, đài phát thanh giải phóng. Để rồi từ đó, tin tức đi xa hơn đến với cả nước, đến với bạn bè quốc tế..., giúp họ hiểu hơn về những con người quả cảm, về một Hòn Đất huyền thoại mà anh hùng.

Trung đoàn Cửu Long (bộ đội chủ lực Quân khu 9) hành quân ra trận. Ảnh: Tư Liệu 1973 - Văn Ngàn

Ngày nay, Hòn Đất trở thành khu di tích lịch sử cách mạng. Những hang hòn, mà lực lượng nhỏ bé của ta tồn tại cách đây gần 50 năm đã thành tên: Hang Huyện Ủy, hang Quân Y, hang Hậu Cần, hang Công Binh Xưởng. Ai có biết đâu trong lòng những hang hòn đã thành tên đó, từng có hàng trăm đồng chí, đồng bào hy sinh nằm xuống còn giữ được cửa miệng hang là còn sự sống, nếu để địch chiếm được miệng hang thì coi như cuộc sống bên trong bị hủy diệt. Nên lúc bấy giờ, tổ PV chiến tranh TTXGP vừa cầm bút, cầm máy ảnh nhưng cũng vẫn phải biết cầm súng như một người lính thật thụ để chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ sự sống. Sở dĩ địch quyết bao vây và hủy diệt Hòn Đất, bởi đây là nơi sung yếu của tuyến đường 1c huyền thoại, nơi tập kết che giấu con người, vũ khí từ trung ương vào chi viện cho Miền Nam đánh giặc.

Ngày 3/9/1969, ngày mà cả nước xót thương vô hạn khi được tin Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã qua đời, cũng là thời điểm quân dân Hòn Đất biến đau thương thành sức mạnh, vùng lên đánh trận cuối cùng, buộc quân địch phải tháo chạy khỏi Hòn Đất.

Trong trận chiến 78 ngày đêm ròng rã đó, quân dân Hòn Đất đã tiêu diệt và loại ngoài vòng chiến đấu hơn 2.500 tên địch, bắn cháy, bắn rơi hàng trăm máy bay tàu chiến, xe tăng xe bọc thép, phá hủy hàng chục khẩu pháo hạng nặng. Nó trở thành một ngày không thể nào quên đối với những ai đã từng một thời sống và chiến đấu ở Hòn Đất.

Riêng tổ PV TTXGP, sau ngày chiến thắng Hòn Đất trở về thì không ai còn nguyên vẹn. Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Văn Thâu đã hy sinh nằm lại mãi mãi với Hòn Đất. PV nhiếp ảnh Lê Ngọc Bích bị thương nặng mất một phần thân thể mang trên mình thương tật suốt đời. Điện báo viên Nguyễn Văn Ninh, đôi tai không còn nghe được do sức ép của bom tấn. Lê Minh Quyền, trên người cũng mang đầy thương tích. Trong số ba người còn sống trở về đó thì Lê Ngọc Bích hiện nghỉ hưu ở nghành phố Long Xuyên; Nguyễn Văn Ninh, Lê Minh Quyền nghỉ hưu ở U Minh Thượng. Tuy chiến tranh đã lùi xa, mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng thời gian tác nghiệp của tổ PV chiến tranh TTXVP trong suốt 78 ngày đêm ở Hòn Đất cách đây đã gần 50 năm, mãi mãi là quãng thời gian không thể nào quên. Không riêng đối với các anh, mà còn là niềm tự hào chung cho cánh nhà báo chúng tôi - những người đã từng trải qua thời gian làm PV chiến tranh TTXGP, trong những năm đánh Mỹ.

Lê Nam Thắng
Nhà báo - Chiến sĩ Đào Tùng
Nhà báo - Chiến sĩ Đào Tùng

Lần đầu tiên tôi được ở gần và nói chuyện với Tổng biên tập Đào Tùng là cuối năm 1972, khi B52 Mỹ đánh Hà Nội. Trước đó tôi chỉ có dịp nhìn ông từ xa hoặc nghe ông nói chuyện trên hội trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN