Nhiều mục tiêu phát triển bền vững của ĐH Bách khoa Hà Nội cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng của Times Higher Education Impact Rankings năm 2020. Điều đó thể hiện nỗ lực của trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhằm thúc đẩy tác động tích cực đến xã hội và đảm bảo phát triển cho trường cũng như cộng đồng.
Khi 17 mục tiêu phát triển bền vững có hiệu lực vào năm 2016, Liên hợp quốc kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.
Bảng xếp hạng các trường đại học có tầm ảnh hưởng của Times Higher Education mới ra đời vào năm 2019, là một trong những bẳng xếp hạng đầu tiên chọn mục tiêu phát triển bền vững làm tiêu chí để đánh giá các trường đại học. Đây được cho là “một hệ thống thứ bậc đại học mới”, một cách nhìn mới về ảnh hưởng của các trường đại học đối với xã hội bên cạnh các hình thức đào tạo và nghiên cứu truyền thống.
Bảng xếp hạng năm nay bao gồm 766 trường đại học, đến từ 85 quốc gia trên toàn thế giới (nhiều hơn so với 450 trường năm từ 76 quốc gia của danh sách năm trước).
Các chỉ số được phân tích và sử dụng trong mục tiêu phát triển bền vững 7 dựa trên 3 khía cạnh: Nghiên cứu (tìm kiếm các giải pháp và kiến thức mới); Quản lý (kiểm soát lượng tiêu thụ và bền vững); Tiếp cận cộng đồng (làm việc trực tiếp với cộng đồng và xã hội).
Mặc dù đây là lần đầu tham gia bảng xếp hạng, ảnh hưởng của ĐH Bách khoa Hà Nội đối với mục tiêu phát triển bền vững "Năng lượng sạch với giá thành hợp lý" được đánh giá cao, xếp thứ 33 trong số 361 nước tham gia.
Đồng thời, trường cũng được công nhận trong nhiều lĩnh vực khác:
Điều này nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, với năng lượng và môi trường bền vững, một trong những lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên hiện nay.