Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá: Dành trọn điểm khi làm dạng bài tập Peptit

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên môn Hoá tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn các em học sinh giải các dạng bài tập Peptit dựa trên nguyên tắc hiểu bản chất, phương pháp xử lý, các dấu hiệu khi làm bài để có thể giành trọn điểm ở phần kiến thức này.

Đối với dạng bài Peptit, học sinh có thể gặp bài tập Peptit vận dụng thấp và bài tập Peptit vận dụng cao. Không phải bài tập Peptit nào cũng khó, có những bài tập Peptit rất dễ (bài tập Peptit vận dụng thấp) vẫn xuất hiện trong đề thi.

Các em hãy học về Peptit theo cách lấy trọn điểm của bài tập Peptit vận dụng thấp (nếu đề thi có ra), và đối với bài tập Peptit vận dụng cao thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh đã chỉ ra các dạng bài thường gặp trong đề và phương pháp giải. Qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức và kỹ năng để khi đi thi gặp các dạng bài như vậy, các em có thể xử lý dễ dàng.  

Để tiếp cận dạng bài tập Peptit, việc đầu tiên của các em học sinh là nắm vững các công thức cần nhớ khi làm bài tập Peptit. Các công thức đó là: Tính khối lượng phân tử của 1 Peptit; Công thức tổng quát của Peptit tạo bởi x gốc anpha amino axit; Số liên kết Peptit luôn bằng số gốc anpha amino axit - 1 và công thức của 3 dạng thuỷ phân.

Video thầy Nguyễn Ngọc Anh đưa ra một số ví dụ minh họa và phân tích cụ thể về cách giải các dạng bài tập Peptit:

 

Lê Vân/Báo Tin tức
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Phương pháp giải bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Phương pháp giải bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit

Theo thầy Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên bộ môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, có 3 phương pháp chính để giải các bài toán bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN