Tái cấu trúc trường sư phạm

Trước việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường sư phạm chưa đảm bảo cân đối về cơ cấu, trình độ và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động theo từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sẽ tái cấu trúc các trường sư phạm.

Bộ trưởng Nhạ yêu cầu phải chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên ra không sử dụng.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là xu hướng tất yếu để các trường nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm nhưng cần có lộ trình để các trường sư phạm căn cứ vào nhu cầu để có quy trình, cách đi phù hợp. Cần có khung đánh giá kỹ thực trạng các trường sư phạm hiện nay để tìm ra những vấn đề còn vướng và tham chiếu với kinh nghiệm của một số nước.

Cũng tại hội nghị Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm vừa diễn ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các trường sư phạm đang tham gia dự án Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (ETEP) tiến hành làm trước, các trường khác làm sau. Trên cơ sở đó Bộ sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm

Bộ trưởng Nhạ cũng nhấn mạnh, phải chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên ra không sử dụng. Các địa phương phải rà soát đội ngũ giáo viên, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Trước vấn đề này, từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra.

Trước đó, tại hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học, bên cạnh ý kiến nên bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm, nhiều giảng viên, chuyên gia giáo dục cho rằng, nếu bỏ sẽ có những hạn chế nhất định.

Theo GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thực tế chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm lâu nay vẫn chưa đạt được mục tiêu. Bất cập nảy sinh một phần vì sau tốt nghiệp, Nhà nước không sắp xếp, điều động được việc làm cho sinh viên. Sinh viên không kiếm được việc làm trong các cơ sở giáo dục đào tạo dẫn đến lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước.

Thay vì miễn giảm có thể cấp tín dụng sinh viên để trang trải học phí thì sau khi tốt nghiệp nếu sinh viên công tác trong lĩnh vực sư phạm đáp ứng đủ điều kiện, thời gian theo quy định thì sẽ được miễn hoàn trả phần vay. Nếu các em không công tác thì phải bồi hoàn cho Nhà nước.

PGS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, tại nhiều trường sư phạm, với chính sách miễn giảm học phí đã thu hút học sinh có học lực khá giỏi vào trường. Đa số đại diện các trường đại học sư phạm không đồng ý với việc bỏ miễn học phí với sinh viên sư phạm. Còn nếu Chính phủ yêu cầu sinh viên sư phạm phải đóng học phí thì nên để các em đóng một phần rất nhỏ.

Tuy nhiên, năm nay số lượng sinh viên đăng ký vào trường sư phạm giảm mạnh, có trường phải công bố lấy lấy 9 điểm/3 môn thi. Với chính sách miễn học phí như hiện nay, nhiều trường đã phải lấy điểm thấp như vậy. Nếu bây giờ bỏ miễn học phí ngành sư phạm thì có thể sẽ dẫn tới việc người dân không quan tâm tới nghề giáo nữa.

Có thể thấy, trong điều kiện khó khăn trong tuyển sinh sư phạm như hiện nay, nếu bỏ chế độ miễn học phí sư phạm thì đầu vào sư phạm còn khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc miễn học phí chỉ giải quyết ở phần ngọn, việc chính là cần cân đối giữa chất lượng đầu vào, chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp, đặc biệt thu nhập của giáo viên. Nếu các giải pháp trên được giải quyết một cách đồng bộ thì vấn đề bỏ cấp bù học phí sư phạm theo lộ trình không còn là vấn đề lớn nữa.

Phóng sự xung quanh vấn đề miễn học phí cho sinh viên sư phạm do Truyền hình TTXVN thực hiện:



L.S/Báo Tin tức
Nhận diện năng lực để phát triển các trường sư phạm
Nhận diện năng lực để phát triển các trường sư phạm

Mùa tuyển sinh đại học - cao đẳng vừa qua, dư luận xôn xao với việc điểm tuyển đầu vào một số ngành sư phạm khá thấp, thậm chí có ngành học chỉ 9 hoặc 10 điểm 3 môn là đã có thể vào được.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN