Bí ẩn vụ rơi máy bay MH17- Kỳ 1

Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 17/7 vừa qua đã bị rơi ở khu vực miền Đông Ukraine, nơi đang xảy ra giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phe ủng hộ liên bang hóa. Trước những hình ảnh hiện trường, giới quan sát đều chung nhận định MH17 đã bị bắn hạ bởi một quả tên lửa hoặc vũ khí nào đó. Tuy nhiên, thủ phạm là ai và động cơ đằng sau thảm kịch khiến 298 người thiệt mạng này vẫn là một dấu hỏi lớn. Mạng tin “Tin toàn cầu” có một bài phân tích về vấn đề này.


Kỳ 1: Sự trùng lặp giữa KAL007 và MH17


Đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ việc máy bay thương mại bị bắn rơi và trong hầu hết các trường hợp này, điều đáng nói hơn là về chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia cũng như sự việc xảy ra với máy bay Boeing 747, mang số hiệu KAL007, của hãng hàng không Hàn Quốc. Xem xét cụ thể vụ máy bay KAL007 sẽ cho chúng ta thấy một số manh mối nhiều hơn là những thông tin đã công bố trước đây.


Hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ tai nạn máy bay MH17 đặt tại sân bay Schiphol Airport, gần thủ đô Amsterdam, Hà Lan ngày 29/7. AFP-TTXVN


Ngày 1/9/1983, máy bay của hãng hàng không Hàn Quốc mang số hiệu KAL007 đã bị bắn hạ tại Kamchatka (Nga) khi bị cáo buộc là chuyến bay thực hiện hành động do thám. Tại thời điểm đó, bán đảo Kamchatka, Turin là nơi có căn cứ tầu ngầm chiến lược Balaklava lớn nhất thế giới của Liên Xô. Khi KAL007 bay vào khu vực này, Liên Xô đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu (gồm có 1 chiếc Mig-23 và 3 chiếc Su-15) cất cánh phát tín hiệu cảnh báo, yêu cầu KAL007 quay lại. Nhưng KLA007 đã phớt lờ mọi lời cảnh báo và giữ nguyên hành trình bay qua căn cứ tàu ngầm Balaklava.


Khi chiếc Boeing này bay qua gần hết phần lãnh thổ Liên Xô thì phi công được lệnh bắn hạ. Hai quả tên lửa từ chiếc Su-15 đã làm nổ tung chiếc máy bay xâm phạm không phận Liên Xô và rơi xuống vùng biển gần đó. Chuyến bay trên do Cơ trưởng Chun điều khiển, người cũng giống như nhiều phi công khác của hãng hàng không Hàn Quốc, đã được Cơ trưởng David H. Adrian huấn luyện. David H. Adrian là cựu phi công thuộc lực lượng Không quân Mỹ, sau đó trở thành phi công lái máy bay thương mại cho ONA (chuyên cơ quốc gia công du nước ngoài) và sau này là giáo sư tại Đại học quân sự Citadel.


Sau vụ bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia, một trong những học viên của Adrian, giờ đã trưởng thành, hồi tưởng lại rằng Cơ trưởng Chun phải biết rằng ông ta đã bay sâu vào không phận Liên Xô đến 200 dặm và điều này không thể được xem là sự tình cờ, nhưng ông ta vẫn tiếp tục lịch trình bay, giống như một cỗ máy tự động với phi hành đoàn và hành khách mà họ hoàn toàn không biết điều đó. Sau đó, Chun nhận ra rằng ông ta đang thực hiện một nhiệm vụ cảm tử, được lên kế hoạch nhằm gây nên sự phẫn nộ quốc tế lớn nhất và thao túng giới truyền thông trong giai đoạn Reagan làm Tổng thống Mỹ.


Rõ ràng, chuyến bay MH17 bay qua Donetsk, mà các phi công biết rất rõ điều này, là khu vực chiến sự và việc bắn hạ MH17 đã được lên kế hoạch từ rất lâu trước đó. Điều này không thể là sự tình cờ khi các chuyến bay thương mại bay qua vùng chiến sự và hãng hàng không quốc tế Ukraine đã đình chỉ một số tuyến đường bay để tránh đi qua khu vực này. Xem xét lại về hành trình bay cũng khẳng định điều này. Hơn nữa, nếu máy bay MH17 bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa “phát hiện và theo dõi mục tiêu tự động Buk” của lực lượng đòi “liên bang hóa” như báo chí từng đăng tải, thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều máy bay nữa bị bắn hạ chính xác cùng theo cách này.


Hầu hết các hãng hàng không hàng đầu trên thế giới đều dựa vào Inmarsat (Tổ chức vệ tinh di động quốc tế) để bảo đảm sự an toàn. Tổ chức này hoạt động thông qua Trung tâm An ninh vận hành mạng lưới 24/7/365 (NOSC) của mình tập hợp những nhân viên lành nghề và duy trì quan hệ với cơ quan An ninh viễn thông (COMSEC). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Inmarsat tuyển dụng một số lượng đáng kể nhân viên tình báo của Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hỗ trợ cho yêu cầu quy trình của các khách hàng như cơ quan Cấp phép hoạt động (ATO), An ninh thông tin (INFOSEC).


Do vậy, đối với các hành trình bay, Mỹ và NATO buộc phải thông báo cho họ. Phải chăng Mỹ và NATO không biết vùng Donetsk đang nằm giữa khu vực chiến sự? Nếu các nhân viên của họ mà không biết việc này thì các nhân viên này rất đáng bị sa thải?


Theo “Tin toàn cầu”

(còn tiếp)

1
Hà Lan đề nghị Ukraine ngừng chiến gần hiện trường MH17
Hà Lan đề nghị Ukraine ngừng chiến gần hiện trường MH17

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã đề nghị quân đội Ukraine ngừng giao tranh xung quanh khu vực rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN