Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng

Cuối cùng nổi lên một câu hỏi thường lặp đi lặp lại trong giới nghiên cứu của thời kỳ này, đó là liệu đã có thể đạt tới những bước đi chắc chắn hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba nếu không xảy ra vụ ám sát Kennedy?

Trả lời câu hỏi này rõ ràng là đi vào lĩnh vực lịch sử phản sự kiện và người ta chỉ có thể nói rằng xét từ bình diện mà Kennedy và những người nắm được vấn đề này đánh giá về “sự tiếp cận ngọt ngào với Cuba”, dựa trên việc yêu cầu nước này cắt đứt quan hệ với Liên Xô và từ bỏ việc giúp đỡ các phong trào cách mạng ở Tây Bán cầu, thì hoàn toàn không thể đi những bước sâu sắc và thực chất hơn để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba.

Một cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ cách mạng Cuba ở thủ đô La Habana.


Ban lãnh đạo Cuba luôn nêu rõ rằng chủ quyền không phải là thứ có thể đem ra thương lượng. Mặt khác, các kế hoạch ám sát Fidel Castro của CIA, cũng như các hoạt động phá hoại chống Cuba, cuộc cấm vận kinh tế và việc cô lập ngoại giao vẫn được tiếp tục. Các tài liệu của chính quyền Kennedy đã được giải mật cho thấy rõ chiến lược lặng lẽ xích lại gần Cuba đã vạch ra hướng khai thác với giả định là ban lãnh đạo Cuba chấp nhận đàm phán theo những điều kiện đáp ứng lợi ích của Mỹ, đồng thời Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách cứng rắn buộc Cuba phải làm điều đó. Liệu người ta có thể có chút hy vọng nào về một sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên theo một quan niệm chính trị như vậy?

Một số tác giả cho rằng vụ ám sát Kennedy có liên quan tới một âm mưu của CIA và giới Mafia chống Cuba, các thế lực này không tha thứ cho Kennedy vì nhiều lý do, trong đó có việc cấm quân đội Mỹ tiến công vào Cuba, tước bỏ quyền kiểm soát của CIA trong các hoạt động chống Cuba, và việc Kennedy có thể đã cam kết với Liên Xô là sẽ không xâm lược đảo quốc Caribê khi giải quyết vụ khủng hoảng tháng 10/1962, và hơn thế nữa, đã có những bước đi bí mật xích lại gần Cuba. Nếu giả thuyết này là đúng thì CIA và giới Mafia chống Cuba liệu có để yên cho Kennedy tiến hành những bước đi có ý nghĩa hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba? Liệu các thế lực này sẽ chịu khoanh tay đứng nhìn?

Tham vọng thực sự của chính quyền Mỹ vẫn là tìm cách bóp nghẹt cách mạng Cuba.


Quan hệ của Cuba với Liên Xô và việc họ ủng hộ các phong trào cách mạng Mỹ Latinh là những vấn đề cấp thiết nhất đối với chính phủ Mỹ trong chính sách đối với Cuba thời kỳ đó, bởi vì hai yếu tố đó trong chính sách đối ngoại của Cuba chính là những ngọn roi quất mạnh vào cái được gọi là “lợi ích sống còn” của Mỹ, nhưng đó lại không phải là bản chất của cuộc xung đột như nhiều người đã nghĩ và đã tuyên truyền trong suốt một thời gian dài.

Ý chí chủ quyền của một bên (Cuba) và tham vọng bá quyền của bên kia (Mỹ) mới chính là bản chất của cuộc đối đầu, và điều này đã không hề thay đổi kể từ thế kỷ 19. Rõ ràng mục đích chủ yếu của Mỹ là bóp nghẹt ý chí chủ quyền của Cuba, trước hết là trong chính sách đối ngoại - đó là mối quan tâm trước mắt của Mỹ - và sau đó là trong chính sách đối nội, và nếu có thể thì giành lại quyền thống trị đã từng có đối với hòn đảo này trong suốt 60 năm, trước khi nó trở thành tấm gương cho các dân tộc khác ở Tây Bán Cầu còn đang nằm trong vòng ảnh hưởng của Mỹ noi theo. Mặt khác, Cuba sẽ không nhượng bộ trước áp lực của Mỹ trong bất cứ phương diện nào liên quan tới quyền tự quyết của họ dù cho Mỹ có đem cả việc bình thường hóa quan hệ ra mồi chài.

Theo các nhà phân tích Cuba, điểm nhấn mà chính quyền Kennedy đặt vào chính sách đối ngoại của Cuba chỉ là một biểu hiện tình thế và là bề nổi của những lý do thật sự đằng sau cuộc xung đột. Sau này lịch sử đã chứng minh rằng khi mà những lập luận tô vẽ Cuba như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ không còn lý do tồn tại nữa, đặc biệt là sau sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, và khi không còn một người lính Cuba nào (làm nghĩa vụ quốc tế) ở nước ngoài, thì cuộc xung đột vẫn tiếp tục và chính phủ Mỹ không hề có ý định đi tới một sự hiểu biết với Cuba.

Trái lại, thái độ hiếu chiến đối với Cuba còn tăng thêm, và điều đó một lần nữa chứng tỏ bản chất thực sự mang tính song phương của cuộc xung đột - dù rằng nó luôn trải qua tính chất đa phương trong nhiều giai đoạn lịch sử - và khi đó chính sách của Mỹ là tập trung vào hiện thực nội bộ của Cuba. Tất cả những điều này cho thấy mục đích của Mỹ đối với nước Cuba cách mạng bao giờ cũng chỉ có một: Đó là việc thay đổi chế độ đã và đang thực hiện một chính sách đối nội và đối ngoại hoàn toàn độc lập ngay trước mũi của siêu cường này.

Hoài Nam (Theo Rebelion)

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng
Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng

Cuối cùng nổi lên một câu hỏi thường lặp đi lặp lại trong giới nghiên cứu của thời kỳ này, đó là liệu đã có thể đạt tới những bước đi chắc chắn hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba nếu không xảy ra vụ ám sát Kennedy?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN