Carlos “Chó rừng” – Cái tên đáng sợ trong thập niên 1970 (Kỳ 3)

Chủ nhật ngày 30/12/1973, tại khu ngoại ô giàu có của Luân Đôn, trước mặt quản gia tòa biệt thự của Joseph Sieff - một trong những doanh nhân Do Thái thành công và có tầm ảnh hưởng nhất ở thủ đô của nước Anh - là một thanh niên lạ mặt với nước da sẫm màu và một khẩu súng trên tay. Kẻ lạ mặt chĩa súng yêu cầu người quản gia dẫn tới chỗ chủ nhân. Ông Sieff, lúc này đang ở trong phòng tắm, nghe tiếng người quản gia gọi, liền ra mở cửa. Ngay lập tức, khẩu súng trên tay kẻ lạ mặt khạc viên đạn 9 ly nhằm thẳng khuôn mặt ông Sieff từ khoảng cách chưa đầy 1 mét. Đó là một trong những vụ tấn công tàn bạo của Carlos “Chó rừng”, cái tên đã khiến phương Tây sợ hãi suốt thập niên 1970.

Kỳ III: Vụ khủng bố ở ViênTới

Chân dung Carlos “Chó điên”.

Tới đầu cầu thang, bọn khủng bố rút vũ khí và chạy thẳng khu vực lễ tân bên ngoài cửa phòng hội nghị và bắt đầu nã đạn. Sau khi triệt hạ các nhân viên an ninh tại trụ sở, Carlos đã tiến thẳng vào phòng họp, bắn chỉ thiên. Khi những người trong phòng tìm cách ẩn nấp, Carlos đã nhận ra Sheik Yamani, tiến tới chỗ bộ trưởng này và nói chuyện với giọng điệu đầy mỉa mai. Sau đó, hắn tiến tới Bộ trưởng Dầu mỏ Vênêxuêla Valentin Hernandez Acosta bắt chuyện thân thiện với ông này. Lúc này, Yamani mới nhận ra kẻ tấn công đeo mặt nạ này là tên khủng bố Carlos, kẻ từng âm mưu ám sát ông.

Trong khi Carlos cùng đồng bọn thẩm vấn các tù nhân, một đội cảnh sát biệt động đã tiến tới trước cổng toà nhà và bắn trọng thương Klein. Lúc này, Carlos ra lệnh chia con tin thành ba nhóm: “nhóm tự do và bán tự do” (gồm Angiêri, Côoét, Libi và Irắc); “nhóm tội phạm” (gồm Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Iran và Cata); còn “nhóm trung lập” gồm Vênêxuêla, Nigiêria, Inđônêxia, Êcuađo và Gabông.

Lúc này, chính quyền Áo không còn biện pháp nào khác là tiến hành thương lượng. Trong khi đó, tình trạng của Klein càng lúc càng xấu hơn. Sau đó, Klein đã được đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Carlos yêu cầu Đại sứ Libi tại Viên làm trung gian điều đình, nhưng lúc này vị đại sứ không có mặt tại Áo và Đại biện toàn quyền Irắc Riyadh Al-Azzawi đã được chỉ định làm người trung gian điều đình. Carlos đã nói thẳng với Al-Azzawi: "Bảo với chúng, tao là Carlos đến từ Vênêxuêla. Tao là Carlos lừng danh, bọn chúng đều biết tao”.

Tối hôm đó, chính phủ Áo đã triệu tập phiên họp khẩn cấp đánh giá tình hình và đi tới thống nhất là tính mạng của các lãnh đạo OPEC là trên hết. 6 giờ 40 phút sáng hôm sau, một xe buýt phủ rèm vàng đỗ ngay trước sảnh tòa nhà và Carlos đứng trâng tráo ngay bên cạnh chiếc xe khi các con tin lục tục lên xe. Hắn còn bắt tay với các con tin ngay trước máy quay của báo giới. Chiếc xe chở con tin hướng thẳng ra sân bay, trong khi một xe cứu thương cũng chở Klein và một bác sỹ tình nguyện tới sân bay.

Sau khi tới sân bay, các con tin được đưa lên máy bay DC9 của Hãng hàng không Áo. Và khi Carlos chuẩn bị lên máy bay, Bộ trưởng Nội vụ Áo Otto Roesch đã tiến tới bắt tay Carlos. Cảnh tượng này đã bị một phóng viên chụp được và xuất hiện trên các mặt báo ngày hôm sau với dòng tít “Cái bắt tay của sự hổ thẹn”, khiến cả thế giới lên án không chỉ Bộ trưởng Roesch mà còn cả chính phủ Áo.

Carlos đã không ít lần trở thành tâm điểm chú ý của
 báo giới.


9 giờ sáng ngày thứ hai 22/12, máy bay cất cánh, hướng tới Angiêri với 42 con tin. Sau hai tiếng rưỡi, máy bay đã hạ cánh xuống sân bay El Beida của Angiêri. Carlos được Ngoại trưởng Angiêri Abdel Aziz Bouteflika đón chào và hộ tống tới sảnh VIP. Tiếp đó, xe cứu thương tới đưa Klein đến bệnh viện. Sau cuộc trò chuyện ngắn với ông Bouteflika, Carlos đã đồng ý thả 30 con tin không phải là người Arập, số con tin còn lại vẫn ở trên máy bay.

Mặc dù được tiếp đón nồng hậu, song Carlos vẫn bị chính phủ Angiêri khước từ yêu cầu cấp cho hắn một máy bay khác. Thất vọng, Carlos đã đề nghị nạp nhiên liệu cho chiếc DC-9 và bay tới thủ đô Tripôli của Libi. Nhưng chính quyền Libi không những không cấp máy bay cho Carlos mà còn yêu cầu hắn trả tự do cho các con tin người Libi. Sáng hôm sau, Carlos thả các con tin người Libi, rồi liên hệ với chính phủ Arập Xêút và cũng nhận được sự khước từ. Thất vọng vì kế hoạch không như ý, Carlos lại ra lệnh nạp đầy nhiên liệu cho chiếc DC-9 và quay trở lại Angiê.

Sau nhiều cuộc thương lượng giữa Carlos và chính phủ Angiêri, các con tin đã được xuống máy bay và tới sảnh VIP. Cánh nhà báo nhìn thấy một đoàn xe đen rời sân bay. Khi tới gần những con tin vừa được thả, một chiếc xe dừng lại, cửa sổ hạ xuống và Carlos thò đầu ra nhìn họ. Một lần nữa, Carlos “Chó rừng” lại trốn thoát thành công.

Nhiều năm sau vụ trên, Abu Sharif và Joachim Klein đều khẳng định rằng Carlos đã nhận một khoản tiền chuộc lớn (20- 50 triệu USD) để đổi lấy sự tự do của các con tin người A rập và hắn giữ riêng số tiền này cho bản thân. Theo Klein, “tổng thống một nước” đã trả khoản tiền này.

Với hộ chiếu giả, Carlos và Klein đã đáp máy bay tới Bátđa. Carlos lưu lại Irắc trong ba tuần song vẫn ngay ngáy nỗi lo bị trả thù, đặc biệt khi hắn biết Arập Xêút đã trao giải thưởng 1 triệu USD cho ai tóm được. Cuối cùng, hắn chọn định cư tại Aden ở miền nam Yêmen, nơi hắn cảm thấy an toàn hơn.

Tháng 3/1978, tên thủ lĩnh Wadi Haddad chết khi mới 49 tuổi, đúng vào lúc Carlos đang tranh giành ảnh hưởng với hắn. Cái chết của Haddad đã dọn đường cho Carlos tiếp cận các nước Trung Đông để chào mời dịch vụ “thuê khủng bố”.

Lương Tuấn (Tổng hợp)

Đón đọc kỳ IV: Lẻ loi và hung bạo

Carlos “Chó rừng” – Cái tên đáng sợ trong thập niên 1970 (Kỳ cuối)
Carlos “Chó rừng” – Cái tên đáng sợ trong thập niên 1970 (Kỳ cuối)

Vài tháng sau, khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Bộ Ngoại giao Mỹ với các quốc gia Đông Âu được nối lại, chủ đề về việc ngăn ngừa khủng bố cũng được nêu ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN