Cuộc đời tay súng bắn tỉa “bách phát bách trúng”-Kỳ 2:

VẾT THƯƠNG KHÓ LÀNH

Trở về Mỹ với nỗi đau nặng trĩu khi nhiều đồng đội thiệt mạng ngay trước mắt, người mà kẻ thù coi là “quỷ dữ Ramadi” lại không thể chiến thắng nổi nỗi buồn đau.

Sau khi trải qua diễn biến tâm lý phức tạp nơi chiến trận, đối với những binh sĩ như Chris Kyle, trở về nhà lại khiến họ đau đớn và mất phương hướng hơn. Nghiên cứu cho thấy ngay cả những cựu binh dễ thích nghi nhất cũng bị đảo lộn khi hàng ngày quanh quẩn với bãi đỗ xe và đồ ăn nhanh thay vì chiến trận và vũ khí.

Chris Kyle trong một chương trình phỏng vấn.


Khi Kyle về nghỉ phép vì con gái nghi bị bệnh bạch cầu, anh nhốt mình trong nhà hàng ngày trời. Vợ anh, Taya, cho biết chồng vô cảm với mọi thứ. Khi anh đi ra ngoài, tâm trí anh vẫn ở Iraq. Anh bẻ lái để tránh rác trên đường. Ở Ramadi và Fallujah, phiến quân thường dùng các túi rác để giấu bom. Có lần, sau khi Taya vô tình làm cho chuông báo động trong nhà kêu inh ỏi, Kyle lập tức trốn xuống gầm bàn. Có lần, anh thức dậy mà hai tay vung lên như thể đấm ai đó. Đêm nọ, Kyle còn dùng cả hai bàn tay nắm chặt cánh tay vợ. Lo sợ chồng sẽ bẻ gẫy tay mình, Taya liên tục gọi tên chồng cho đến khi anh hồi tỉnh và buông lỏng tay vợ.

Chris Kyle và cuốn sách của mình.


Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, Kyle thừa nhận: “Bạn đi vào một nơi để giết người, nhìn xác người nổ tung thành từng mảnh thì bạn không thể đi ra mà không bị căng thẳng”. Kyle cho biết chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một vấn đề lớn với những người lính thuộc lực lượng SEAL như anh.

Đối với riêng Kyle, dấu ấn chiến trường thậm chí còn hằn sâu hơn. Anh tới Iraq không lâu sau khi lấy Taya, cô bạn gái quen được một năm. Anh tham gia vào hầu hết những giai đoạn quan trọng của cuộc chiến tại Iraq. Cứ mỗi lần vừa về nhà nghỉ phép là anh đã ở trong tư thế sẵn sàng cho một trận chiến mới.

Con gái của Kyle hóa ra không phải bị bệnh bạch cầu mà chỉ bị viêm nhiễm và sớm khỏe mạnh. Trong vòng năm rưỡi sau đó, Kyle ở Iraq. Cứ mỗi lần về phép, anh lại ngày càng xa cách với vợ con. Có lúc, Taya bắt gặp chồng nhắn tin cho bạn gái cũ.

Vào một tối năm 2009, khi Kyle và gia đình đang sống ở San Diego, anh và vợ ngồi ở bàn ăn trong bếp. Kyle đang chuẩn bị một món ăn. Dù Taya biết chồng thích làm lính SEAL nhưng cô vẫn nói với chồng rằng nếu anh vẫn ở trong Hải quân, cô sẽ dọn tới Oregon để ở gần bố mẹ và mọi chuyện sẽ không như cũ. Kyle không muốn mất vợ con và tối hôm đó, anh quyết định từ bỏ công việc.

Sau này, khi Kyle muốn mở một công ty huấn luyện chiến thuật cho những người làm trong quân đội và cơ quan thực thi pháp luật, anh đã được bạn giúp vốn để mở công ty Craft International. Với danh tiếng của Kyle, quảng bá cho công ty là điều không khó khăn. Không chỉ là một trong những tay bắn tỉa giỏi nhất quân đội, trong những ngày ở Iraq, số đạn Kyle bắn ra còn nhiều hơn số đạn mà bất kỳ tay súng bắn tỉa nào của Cục điều tra liên bang Mỹ bắn trong cả sự nghiệp.

Chris Kyle và vợ.


Kyle mở văn phòng ở Dallas và chuyển cả nhà về Midlothian, ngoại ô Dallas. Khi lập công ty, Kyle vật lộn tìm lại lẽ sống, mục đích mà anh cảm nhận được khi ở Hải quân. Anh oán thán vợ vì đã ra tối hậu thư để anh buộc phải rời bỏ quân ngũ. Trong cuốn hồi ký “American Sniper”, Kyle cho biết anh trở nên trầm cảm và bắt đầu về nhà muộn, lúc nào cũng say túy lúy. Sau bia là rượu mạnh rồi lái xe bạt mạng.

Lúc tầm 2 giờ sáng ngày 5/3/2010, Kyle đang lái xe một mình ở trung tâm Dallas thì mất lái và lao vào hàng rào gỗ, suýt phi thẳng xe xuống một cái bể bơi. Cảnh sát tới và thấy Kyle trong trạng thái “mắt đỏ ngầu, nói lắp bắp, bốc mùi rượu, đi loạng choạng” rồi gào vào mặt viên cảnh sát: “Tôi ngu ngốc. Tôi uống say và lái xe. Tôi rẽ nhầm. Đó là lỗi của tôi”. Kyle bị cảnh sát bắt vì tội lái xe khi say rượu và ngủ lại trong nhà giam một đêm. Sáng hôm nay, anh được thả và may mà quan tòa đã bác cáo buộc này.

Đó không phải là sự cố duy nhất. Kyle thường xuyên tìm đến rắc rối trong các quán bar. Có lần, anh bị bắt vì đã đánh gãy tay một người trong quán bar ở Kentucky hay có lần bị bắt sau khi hạ đo ván một gã đàn ông ở Colorado vì đã tát một phụ nữ. Tính thích gây hấn trong Kyle ngày càng tăng. Anh viết: “Tôi thà bị đá vào đít còn hơn là trông như một con mèo trước mặt các chiến hữu”.

Sau này, khi tâm lý đã ổn định dần, Kyle làm nhiều việc có ích cho bản thân và cộng đồng. Anh đã thuyết phục một công ty bán thiết bị tập thể dục tặng máy cũ cho các cựu chiến binh để họ rèn luyện cơ thể và ổn định tinh thần.

Trong thời gian này, Kyle đã viết cuốn hồi ký American Sniper cùng tiểu thuyết gia Jim DeFelice và Scott McEwen, một luật sư ở San Diego. Cuốn hồi ký của Kyle vẫn rất nổi bật cho dù thị trường có rất nhiều cuốn sách cùng thể loại. Đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất theo danh sách của tạp chí Time.

Kyle đã chia lợi nhuận từ cuốn sách cho hai đồng tác giả và tặng phần tiền của mình cho gia đình có binh sĩ tử trận. Dù không ai tiết lộ con số chính xác nhưng dễ đoán được rằng nhuận bút có thể lên tới 7 con số.

Kyle trở nên nổi tiếng trong quá trình đi quảng bá cho cuốn sách. Anh xuất hiện trên trang bìa tạp chí Solider of Fortune, được mời tham gia các sự kiện liên quan đến súng như SHOT show ở Las Vegas, được mời phỏng vấn, xuất hiện trên vố số kênh truyền hình. Nổi tiếng và tiền bạc đến với tay súng bắn tỉa hàng đầu nước Mỹ không được bao lâu thì bi kịch giáng xuống.

Đón đọc kỳ cuối: Kết cục bi thảm

Thùy Dương
Cuộc đời tay súng bắn tỉa “bách phát bách trúng” - Kỳ cuối: Kết cục bi thảm
Cuộc đời tay súng bắn tỉa “bách phát bách trúng” - Kỳ cuối: Kết cục bi thảm

Định mệnh bi thảm của Chris Kyle bắt đầu từ ngày 25/1/2013. Khi Kyle vừa thả lũ trẻ ở trường học và định lái xe ra khỏi bãi đỗ thì một phụ nữ chặn đầu xe và giới thiệu là Jodi Routh, có con trai là Eddie Ray Routh 25 tuổi, từng là lính thủy đánh bộ đang bị chứng sang chấn (PTSD).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN