Kỳ cuối: Bước ngoặt bất ngờ
Trở lại năm 2017, một nhóm các nhà khoa học quốc tế do nhà virus học Esparza dẫn đầu đã đào được một bộ dụng cụ tiêm phòng sản xuất tại Philadelphia vào năm 1902.
Chi Orthopoxvirus có bộ gien lớn bất thường bao gồm DNA sợi đôi. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng ghép với chúng một bộ gien gần như hoàn chỉnh từ mẫu vật mà họ đã thu thập được. Ông Esparza nói: “Những loại vaccine này đã được bảo quản ở nhiệt độ phòng trên 100 năm. May mắn, nhờ có các kỹ thuật hiện đại phức tạp, việc giải trình tự vật liệu di truyền vẫn có thể thực hiện được”.
Song các nhà khoa học không phát hiện ra bằng chứng về bệnh đậu bò trong chủng mà họ thử nghiệm. Thay vào đó, họ nhận thấy chủng này có liên quan chặt chẽ đến một loại virus đậu mùa ngựa được xác định ở Mông Cổ vào năm 1976. Kể từ đó, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự nhiều loại vaccine cổ đại khác. Esparza cho biết: “Trong số 31 mẫu nghiên cứu, chúng tôi không tìm thấy virus đậu bò trong bất kỳ mẫu nào”.
Nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học khác thực hiện cũng cho kết quả tương tự. Ngoài đậu mùa ngựa, vaccine phòng bệnh này cũng có trình tự di truyền phù hợp với virus Cantaglo, loại virus đặc hữu ở Brazil từng gây ra các đợt bùng dịch ở gia súc. Điều này một lần nữa khẳng định vaccine đậu mùa không được bào chế từ virus đậu bò.Tuy nhiên, đây chưa phải đáp án cuối cùng của nghi vấn này.
Nhóm nghiên cứu của ông Esparza gần đây đã phát hiện ra bằng chứng - chưa được công bố - về sự thay đổi cơ bản trong vaccine phòng bệnh đậu mùa. Khi nhóm nghiên cứu giải trình tự các loại vaccine đậu mùa gần đây hơn, họ phát hiện ra trong khoảng năm 1930, vaccine đã trải qua một quá trình biến đổi. Thay vì được cấu tạo chủ yếu từ virus đậu mùa ngựa, chúng chủ yếu được bào chế dựa trên loại virus bí ẩn được tìm thấy trong loại vaccine ngày nay.
“Trình tự DNA cốt lõi của vaccine từng là virus đậu mùa ngựa. Nhưng cho đến năm 1930, nó đã biến đổi thành chủng virus hiện đại. Chủng virus này mang đặc điểm di truyền của chi Orthopoxvirus, nhưng chúng tôi vẫn không rõ nguồn gốc của loại virus đó. Đó không phải virus gây bệnh đậu bò”, ông nói.
Theo quan điểm của ông Esparza, sự biến đổi đột ngột của vaccine đậu mùa có thể là do cách phân phối vaccine.
“Trong 100 năm đầu tiên, chúng ta chỉ tiêm vaccine cho con người. Năm 1860, các nhà khoa học ở Italy và Pháp đã giới thiệu loại vaccine cho động vật - thay vì truyền virus từ người sang người, họ phát hiện ra rằng họ có thể đưa nó trở lại bò và phòng bệnh ở bò. Cuối cùng, hệ thống sản xuất vaccine hàng loạt này đã mở rộng sang các loài động vật khác - bao gồm cừu, ngựa và lừa”, ông Esparzanói.
Vào một thời điểm nào đó, một loại virus từ loài động vật không xác định đã được sử dụng trong vaccine đậu mùa. Không có tài liệu nào cho biết ai đã làm điều này, khi nào, tại sao hoặc họ đã bào chế nó như thế nào. Nhưng có thể đó là sự cố. Điều đáng ngạc nhiên là vaccine vẫn có hiệu quả cao, vì vậy không ai để ý đến điều đó.
Khoảng sau năm 1930, loại virus bí ẩn này trở thành loại vaccine phổ biến. Và đến giữa thế kỷ 20, đã có hàng trăm phiên bản vaccine khác nhau được lưu hành trên toàn cầu. Sau đó, vào năm 1966, WHO đã công bố chiến dịch “xóa sổ” bệnh đậu mùa và chỉ chọn 6 loại vaccine để thực hiện sứ mệnh này. Mỗi thập kỷ trôi qua, sự thống trị của loại virus bí ẩn đã trở nên ổn định hơn.
Đậu mùa ngựa đã từng gây ra các đợt bùng phát thường xuyên ở các khu vực của châu Âu, khi những con ngựa bắt đầu ốm với triệu chứng giống sốt ở Mông Cổ. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa thể xác định loại virus gây bệnh này trong tự nhiên. Người ta cho rằng các phương pháp chăn nuôi được cải thiện và chẩn đoán tốt hơn có thể đã khiến dịch bệnh này biến mất.
“Đậu mùa ngựa về cơ bản đã biến mất khỏi châu Âu vào đầu thế kỷ 20”, ông Esparza nói và giải thích rằng loại virus bí ẩn được sử dụng trong vaccine đậu mùa hiện nay có thể cũng gặp phải số phận tương tự. “Chúng tôi đã suy đoán về khả năng đó”. Tuy nhiên, ông Esparza thừa nhận rằng chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện. Sau khi bệnh đậu mùa bị xóa sổ, mối quan tâm nghiên cứu về họ hàng của dịch bệnh này cũng cạn kiệt. Ngày nay, có rất ít nhóm nghiên cứu tìm cách xác định các loại bệnh đậu mùa mới, chẳng hạn như loại có thể là tổ tiên của bệnh tiêm chủng.
“Vì vậy, có lẽ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện tại sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu khoa học về nó hơn”, ông Esparza nói.
Bệnh đậu mùa khỉ là họ hàng gần của bệnh đậu mùa thường được phát hiện ở vùng nhiệt đới Trung Phi. Dịch bệnh này có xu hướng lây nhiễm sang các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải người.
Đậu mùa khỉ khó lây lan hơn so với bệnh đậu mùa, và chủ yếu lây truyền khi tiếp xúc gần với chất lỏng cơ thể hoặc các vật liệu nhiễm virus. Không giống như bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ hiếm khi gây tử vong, nhưng đã có báo cáo về những trường hợp nghiêm trọng giống như các bệnh lây lan qua đường tình dục. Triệu chứng của bệnh thường là sốt, sau đó là các tổn thương có thể chứa đầy mủ và vô cùng đau đớn.
Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970, các ca bệnh chủ yếu được ghi nhận ở châu Phi. Nhưng vào tháng 5/2022, dịch bệnh này bất ngờ bắt đầu lan rộng trên toàn cầu và lây lan chưa từng có. Để làm chậm đà lây nhiễm của virus, nhiều quốc gia đã đặt hàng hàng triệu liều vaccine phòng bệnh . Cả ACAM2000 và JYNNEOS - đều có nguồn gốc từ cùng một loại virus bí ẩn - đã trở thành loại vaccine phòng bệnh đậu mùa thống trị vào những năm 1930.
Loại đầu tiên là JYNNEOS, do công ty công nghệ sinh học Bavarian Nordic phát triển. Đây là phiên bản vaccine mới, an toàn hơn phiên bản vaccine đậu mùa cũ, được phát triển một cách tình cờ vào những năm 1960, khi một nhà khoa học nhận thấy rằng vaccine Thổ Nhĩ Kỳ mà ông đã nuôi cấy trong phôi gà trong nhiều năm đã đột biến.
Loại thứ 2 là virus đậu mùa đã biến tính Ankara (MVA), sau này được phát triển thành vaccine JYNNEOS. Dù đã biến đổi, nhưng phiên bản vaccine này đã mất khả năng sao chép ở người. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này sẽ giúp cho việc tiêm chủng an toàn hơn và là giải pháp thay thế ít rủi ro hơn. Chỉ từ năm 1980-2018, phiên bản cũ của loại vaccine này đã cứu sống 150-200 triệu người.
Một loại vaccine khác, ACAM2000, là một lựa chọn ít được ưa chuộng hơn trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay. Lần đầu tiên được phát triển vào đầu năm 2000, đây là giải pháp thay thế cho các chủng vaccine được sử dụng để xóa sổ bệnh đậu mùa. Một số quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và Anh, đã dự trữ loại vaccine này cho các trường hợp khẩn cấp. Mặc dù an toàn đối với đa số, nhưng loại vaccine này tiềm ẩn một số rủi ro. V vậy, nó không thích hợp cho những người bị suy giảm miễn dịch. Loại vaccine này vẫn chưa được cấp phép để ngăn bệnh đậu mùa khỉ.
Tính đến tháng 7/2022, Chính phủ Mỹ đã đặt hàng gần 7 triệu liều vaccine đậu mùa để giao cho khách hàng trong năm tới. Điều trớ trêu là người ta cho rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ chỉ có thể xảy ra vì con người đã ngừng tiêm phòng bệnh đậu mùa ngay từ sớm.
Esparza nói: “Những gì chúng ta thấy ngày nay với bệnh đậu mùa ở khỉ rất thú vị. Bệnh đậu mùa đã được tuyên bố bị xóa sổ vào năm 1980. Và kể từ đó, việc tiêm phòng đậu mùa đã ngừng ở hầu hết các quốc gia. gia, và khả năng miễn dịch của người dân chống lại tất cả các virus]bệnh đậu mùa đã giảm xuống. Và đó có lẽ là nguyên nhân đằng sau sự xuất hiện của bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới".
Dù được bào chế từ loại virus nào, nếu không có vaccine đậu mùa, chắc chắn thế giới sẽ là một nơi hoàn toàn khác - vẫn phải vật lộn với một căn bệnh dịch hạch cổ xưa đã gây biến dạng và giết chết hàng triệu người.