Đâu là mục tiêu thực sự của AIIB

Khi Trung Quốc lần đầu đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) năm 2013, nước này đã khiến Washington và nhiều nước khác vô cùng lo lắng.

Nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách coi AIIB là một nỗ lực nhằm phá hoại hoặc thay thế cấu trúc quốc tế do Mỹ và các đồng minh thiết kế kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Mặc dù một số đồng minh của Mỹ - bao gồm Australia, Đức và Anh - đã tuyên bố ý định gia nhập AIIB, song cũng có nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, đã bày tỏ thái độ nước đôi. Về phần mình, Mỹ nói rõ rằng sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến thể chế này từ bên ngoài.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ của các nước đối với sáng kiến thành lập AIIB.


Các chi tiết vẫn chưa rõ ràng, nhưng AIIB được dự định xây dựng làm một thể chế phát triển đa phương, tập trung vào các nhu cầu về hạ tầng ở châu Á. Dân số lớn, tăng trưởng nhanh và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới của châu Á - tất cả tạo ra nhu cầu về cơ sở hạ tầng tốt hơn. Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, khu vực cần 750 tỷ USD hàng năm cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng. Dẫn ra sự thiếu đầu tư trong lịch sử, McKinsey & Company, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu đặt trụ sở ở New York, nói rằng AIIB sẽ là một “cơ hội cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD” ở châu Á. Mặc dù các ước tính chính xác khác nhau trong mỗi báo cáo, điểm chung không gây tranh cãi là: châu Á cần nhiều cơ sở hạ tầng hơn, và nguồn tài chính quốc tế có thể giúp ích.

Vậy tại sao bản thân AIIB lại gây tranh cãi? Có hai lý do chính.

Thứ nhất, các chính phủ phương Tây lo sợ rằng AIIB, theo cách này hay cách khác, sẽ phá hoại các thể chế viện trợ quốc tế đang tồn tại. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã công khai bày tỏ quan ngại rằng AIIB sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn xã hội và môi trường mà các thể chế đang tồn tại như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã áp dụng. Một nỗi lo sợ cơ bản là AIIB cuối cùng có thể làm lu mờ và phá hoại những thể chế này, vốn đặt ở Washington và được coi là phản ánh sâu sắc những lợi ích của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự dè dặt tương tự.

Thứ hai, có sự lo ngại về những ý định của Trung Quốc trong bối cảnh rộng hơn là nước này trỗi dậy về kinh tế và địa chính trị. AIIB báo hiệu rằng Trung Quốc dự định đóng một vai trò quốc tế lớn hơn. Liệu Trung Quốc có hành động như một bên tham gia có trách nhiệm bằng cách hội nhập hơn nữa vào trật tự thế giới đang tồn tại, hay nước này sẽ tập trung nhiều hơn để thách thức bá quyền của Mỹ bằng việc tìm cách phá hoại và thay thế cấu trúc quốc tế hậu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Tuy nhiên, cả hai sự lo ngại phần lớn là không đúng chỗ. AIIB khó có thể phá hoại các tổ chức viện trợ đang tồn tại, và việc thành lập AIIB hầu như không cho thấy thông tin gì về những ý định quốc tế rộng lớn hơn của Trung Quốc.

AIIB không thay đổi bức tranh cơ bản của viện trợ. Hãy xem xét một số đặc điểm của viện trợ phát triển hiện đại. Viện trợ phát triển là một lĩnh vực chính sách cạnh tranh cao và rời rạc. Có ít nhất 28 tổ chức quốc tế đa phương chuyên về phát triển quốc tế giống với AIIB. Ngoài ra, phần lớn các nền kinh tế lớn cũng tham gia viện trợ song phương thông qua những cơ quan viện trợ của riêng họ. Số này bao gồm 29 thành viên của Ban giám đốc Hợp tác Phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một nhóm các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc. Để thực hiện, nhiều quỹ tư nhân và các công ty tham gia phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp. Hàng năm, ADB và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ đều giải ngân tương đương khoảng 40% khoản giải ngân của WB. Mỗi năm, viện trợ song phương của Mỹ tương đương các khoản giải ngân của WB.

Các tổ chức viện trợ thường cộng tác với nhau, đóng góp kiến thức chuyên môn và nguồn lực để thực hiện các dự án. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng là một đặc điểm quan trọng của viện trợ phát triển hiện đại. Các nhà tài trợ có nhiều kênh để qua đó họ có thể trao viện trợ; tương tự, những nước nhận viện trợ tiềm năng có thể nhận viện trợ từ một loạt nguồn. Điều đó đặc biệt đúng đối với các nước đang phát triển nhanh của châu Á mà AIIB sẽ nhắm tới.

Sự cạnh tranh đặt trách nhiệm và những giới hạn quan trọng lên các tổ chức viện trợ quốc tế. Một ví dụ điển hình là Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). UNDP được coi là một trong những tổ chức phát triển quốc tế hàng đầu. Nó được thành lập năm 1966 với tư cách là một cơ quan lớn của LHQ, và nó có quyền thành viên gần như khắp toàn cầu. Tuy nhiên, cơ quan này được tạo ra với một cấu trúc ra quyết định hạn chế ảnh hưởng của các nước tài trợ quan trọng; theo nguyên tắc rộng hơn của LHQ là mỗi nước thành viên nên có quyền đại diện tương đương nhau, tổ chức này tuân theo nguyên tắc một nước - một phiếu. Vì vậy, Mỹ, một trong những nước tài trợ lớn nhất cho tổ chức này, có quyền bỏ phiếu tương tự như Nepal, một nước nhận nhiều viện trợ.

Điều này có nghĩa là các nước tài trợ lớn cảm thấy lợi ích của họ không được phản ánh đầy đủ trong việc ra quyết định của UNDP. Do đó, trên thực tế họ đã chuyển sự chú ý của mình sang nơi khác, lấy đi của UNDP nguồn lực và buộc tổ chức này phải theo đuổi những dàn xếp “phi cốt lõi” mà nó có quyền kiểm soát hạn chế. UNDP đã phải đối mặt với nạn thiếu vốn kinh niên: điều chỉnh theo lạm phát, các khoản giải ngân cốt lõi của UNDP đã đạt đỉnh năm 1981 và dần giảm xuống khoảng một nửa những mức đó.

(Còn tiếp)


TK (Theo mạng Foreign Affairs)
Đâu là mục tiêu thực sự của AIIB? (Tiếp theo và hết)
Đâu là mục tiêu thực sự của AIIB? (Tiếp theo và hết)

Nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách nhìn nhận AIIB theo cách được mất ngang nhau: Nếu Trung Quốc thành công, Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ thất bại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN