Gettysburg, trận chiến bước ngoặt trong cuộc nội chiến Mỹ - Kỳ I

Khi cuộc nội chiến ở Mỹ đang ở thế giằng co, bất phân thắng bại thì trận chiến Gettysburg là bước ngoặt thay đổi hoàn toàn cục diện. Gettysburg cũng được coi là một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

LIÊN MINH MIỀN NAM TRONG TÌNH THẾ KHÓ KHĂN 

Năm 1863, cuộc nội chiến ở Mỹ bước vào năm thứ ba. Tuy quân của Liên bang miền Bắc chưa từng giành được thắng lợi mang tính quyết định trên chiến trường, nhưng Liên minh miền Nam gần như đã mất cả cuộc chiến. Quân Liên minh miền Nam phải tuyển thêm thanh niên để tham chiến. So với Quân đội miền Bắc, khu vực có dân số 22 triệu người, chỉ có khoảng 6% là binh lính nghĩa vụ được tuyển chọn căn cứ vào luật quân sự (còn lại là lính tình nguyện), miền Nam quy định nam thanh niên da trắng tuổi từ 18 - 35 có nghĩa vụ đi lính, do đó chiêu mộ tới 300.000 người theo luật nghĩa vụ quân sự, chiếm tới 1/3 đội quân miền Nam. Ở miền Nam, nơi có khoảng 5,5 triệu người da trắng, gần như mọi thanh niên khỏe mạnh đều phải đi lính. Khu vực này còn có 4 triệu người da đen, nhưng không những họ không thể đi lính, mà còn là đối tượng phòng ngừa của dân quân miền Nam.

Lính của quân Liên minh miền Nam trong cuộc nội chiến.

Trong khi nhân lực đã bị huy động cạn kiệt, sự lạc hậu của ngành công nghiệp miền Nam càng làm gia tăng sự suy yếu về binh lực. Nền tảng ngành công nghiệp miền Nam trước chiến tranh rất mỏng yếu, thiếu nhà máy cán thép và lò luyện thép, cũng không có một nhà máy sản xuất vũ khí nào. Những nhà máy sản xuất vũ khí được xây dựng sau khi bắt đầu chiến tranh mỗi năm sản xuất được 60.000 khẩu súng, nhưng vẫn không đủ súng và đạn dược. Ngược lại, các nhà máy sản xuất vũ khí ở miền Bắc đều ra lò mỗi năm 1,7 triệu khẩu súng.

Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, binh lính quân đội miền Bắc chưa bao giờ bị đói và thiếu thốn. Binh lính phe miền Bắc mỗi người mỗi ngày được 12 bát thịt lợn hoặc chân giò hun khói, hoặc 20 bát thịt bò; 18 chiếc bánh mì, hoặc 12 chiếc bánh bao làm bằng bột dẻo, hoặc 20 chiếc bánh phiến mạch (bánh ép làm bằng yến mạch và đại mạch), ngoài ra còn có đầy đủ đường, cà phê, muối kèm theo. Để bảo đảm cung cấp thịt bò tươi ngon, quân đội thường đem theo các đàn bò trong suốt cuộc chiến. Việc cung cấp hậu cần cho quân đội không những đầy đủ mà còn lãng phí. Một thiếu tướng quân đội mỉa mai: “Vật tư và vũ khí mà chúng ta lãng phí có thể cung cấp đủ cho một nửa quân đội Pháp hiện nay”.

Tranh miêu tả cuộc nội chiến Mỹ.

Chiến tranh nổ ra, lực lượng miền Nam đã phải trả giá vì mô hình sản xuất nông nghiệp đặc biệt - chỉ trồng cây bông. Ngay từ mùa xuân năm 1862, bột mì và các loại thịt ở miền Nam đã bắt đầu thiếu. Các nhà lãnh đạo buộc phải trưng thu 1/10 sản phẩm của mỗi hộ làm nông nghiệp, kết quả là bị họ phản đối quyết liệt. Đến mùa xuân năm 1863, việc cung cấp hậu cần cho Liên minh miền Nam lâm vào khủng hoảng. Trong khi 130.000 lính và 60.000 con ngựa của quân Liên bang miền Bắc được các tàu vận tải chuyển đến tại bến sông Akiak có đầy đủ lương thực và súng đạn, thì quân đội miền Nam bên kia sông tất thảy gày mòn vì thiếu lương thực. Do không được cung cấp đầy đủ khẩu phần, thiếu dinh dưỡng, binh sĩ miền Nam bắt đầu xuất hiện bệnh máu xấu. Những con bò vận chuyển đến cho Liên minh miền Nam quá gầy, nên họ phải làm thịt thật mặn cho binh lính. Một binh sĩ Liên minh miền Nam viết: “Vào mùa xuân năm 1863, chúng tôi chỉ có một chút bột mì và thịt bò trong suốt hai ngày đi đường, không có bất kỳ thứ gì khác”.

Khó khăn lại càng lớn hơn với quân Liên minh miền Nam khi khả năng họ được các cường quốc ở châu Âu giúp đỡ ngày càng nhỏ. Tháng 8/1862, Ngoại trưởng Anh đã viết một bức thư cho Thủ tướng Anh Henry John Temple Lord Palmerston đề nghị thừa nhận miền Nam nước Mỹ là một quốc gia độc lập. Hoàng đế Pháp Napoleon III cũng từng kiến nghị các cường quốc châu Âu cùng liên kết can dự vào nội chiến ở Mỹ, nhưng kế hoạch nguy hiểm này nhanh chóng thất bại. Nguyên nhân là sau khi Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ, dư luận châu Âu đều ngả sang ủng hộ quân của Liên bang miền Bắc. Ở Pháp, tất cả những người thuộc giới trí thức, nhà khoa học và tầng lớp thượng lưu đều căm ghét quân miền Nam, Napoleon III không thể làm mất lòng họ. Còn dân chúng nước Anh thì dấy lên phong trào biểu tình phản đối can thiệp nội chiến ở Mỹ, 500.000 phụ nữ đã ký tên phản đối chế độ nô lệ ở Mỹ. Các nhà lãnh đạo ở số 10 phố Downing (nơi ở của các thủ tướng Anh) không dám chống lại ý kiến của dân chúng. Tháng 4/1863, Chính phủ Anh hạ lệnh giữ lại các tàu chiến của Anh dự định cung cấp cho quân Liên minh miền Nam, đồng thời ngừng cung cấp tiền cho họ.


Nguyễn Hữu Thụy
Gettysburg, trận chiến bước ngoặt trong cuộc nội chiến Mỹ - Kỳ cuối
Gettysburg, trận chiến bước ngoặt trong cuộc nội chiến Mỹ - Kỳ cuối

Ngày 3/7/1863, chiến dịch bước vào ngày thứ ba, khó khăn chồng chất. Tướng Lee quyết định phát động tấn công trận địa trung tâm kiên cố của quân Liên bang miền Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN