Hãy cùng đài Sputnik điểm lại các chiến phản gián hàng đầu thời Liên Xô khiến gián điệp nước ngoài phải vò đầu bứt tai chịu thua.
Vượt ngục bằng máy bay
Thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, Abwehr-104 – nhóm sĩ quan tình báo tinh nhuệ của phát xít Đức – tham gia hoạt động tại các mặt trận Leningrad, Northwest và Volkhov.
Tuy nhiên, Moskva đã cài cắm được nhân viên phản gián Nikolai Andreyev vào Abwehr-104 nơi ông thu thập được thông tin về trên 80 điệp viên chuẩn bị được điều đến Liên Xô, buộc 4 người trong số họ phải thú nhận hành động.
Cũng chính ông Andreyev là người tổ chức thành công vụ vượt ngục cho tù nhân chiến tranh bằng một chiếc máy bay gián điệp của phát xít Đức.
Người tung tin
Thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, cơ quan phản gián Liên Xô đã sử dụng nhiều biện pháp tung tin để đánh lạc hướng bộ chỉ huy ở Đức, trong đó có việc phát chỉ thị giả qua radio để quân địch bắt sóng.
Các chiến dịch tin giả như vậy đã được áp dụng nhiều lần giúp bắt giữ hơn 400 gián điệp phát xít. Trong đó phải kể đến Chiến dịch Berezino diễn ra từ tháng 8/1944 đến tháng 5/1945. Mục đích của Chiến dịch Berezino nhằm tạo ra kịch bản về một nhóm vũ trang Đức số lượng lớn đang hoạt động đằng sau chiến tuyến tại vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát và nhằm làm cạn kiệt tài nguyên tình báo của Đức Quốc xã, thông qua việc bắt giữ và tiêu diệt các chỉ huy được cử đến để hỗ trợ những đội quân hư cấu.
Các nhân viên chống gián điệp Liên Xô đã dựng kịch bản giả về một “nhóm kháng chiến” người Đức dưới quyền chỉ huy của Trung tá Heinrich Scherhorn – một tù nhân chiến tranh người Đức bị buộc phải hợp tác với Liên Xô.
Săn lùng người chế tạo tên lửa
Cuối Thế chiến hai, Mỹ và Liên Xô mở cuộc truy lùng những kỹ sư và nhà khoa học người Đức tham gia chế tạo tên lửa V-2, quả tên lửa đạn đạo dẫn đường tầm xa đầu tiên trên thế giới – được thiết kế và phát triển bởi kỹ sư hàng không vũ trụ Werner von Braun.
Tháng 4/1945, các đặc vụ Liên Xô nắm được thông tin về việc một nhóm khoa học gia Đức đang hợp tác cùng Werner von Braun được điều đến Mỹ. Trong nhóm này có Helmut Grottrup, một người chống phát xít, đã bị theo dõi tại khu vực Mỹ chiếm đóng ở Đức sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Sau đó, ông này được đưa đến Liên Xô.
Tại Liên Xô, Grottrup đã phối hợp với hơn 150 nhà khoa học Đức khác giúp đỡ các đồng nghiệp Liên Xô xây dựng tên lửa đạn đạo chiến thuật R-1, đánh dấu mốc mở đầu kỷ nguyên tên lửa của Nga.
Đường hầm bí mật
Thời Chiến tranh Lạnh, Berlin trở thành địa điểm đối đầu giữa tình báo của Liên Xô và Mỹ. Tháng 8/1954, người Mỹ quyết định đào một đường hầm từ phía Tây Berlin sang phía Đông nhằm kết nối với các đường dây cáp điện tín và điện thoại của Liên Xô.
Tình báo Liên Xô đã nắm được thông tin này từ điệp viên người Anh George Blake – một điệp viên hai mạng. Moskva quyết định ngăn chặn chiến dịch đường hầm của Mỹ, song quyết định sử dụng nó để đánh lạc hướng quân địch.
Sau khi đường hầm này “vô tình” bị lính Liên Xô phát hiện hồi tháng 4/1956, Moskva lên án nó “vi phạm luật pháp quốc tế” và là “hành vi phạm tội”. Khi cộng đồng tình báo phương Tây bắt Blake năm 1961 theo đề nghị của Mỹ, họ mới nhận ra sự thật rằng đường hầm này đã không còn là bí mật từ trước khi nó được xây dựng.