Những câu hỏi về cái chết của một điệp viên tuyệt sắc

Những câu hỏi về cái chết của một điệp viên tuyệt sắc (kỳ 3)

Được mệnh danh là “Mata Hari của Viễn Đông”, Xuyên Đảo Phương Tử có một kết cục bi thảm không kém so với Mata Hari của phương Tây. Tuy nhiên, cái chết của nữ điệp viên tuyệt sắc của thế kỷ XX này đến nay vẫn gây tranh cãi bởi những câu hỏi khó có thể đưa ra được vế trả lời vẹn toàn.

Kỳ 3: Mười thỏi vàng mua kẻ thế thân?

Mấy ngày sau khi Xuyên Đảo Phương Tử bị tử hình có một cô gái tên là Lưu Phượng Trinh đến trình báo rằng mẹ của mình bị mất tích và cho biết chị gái mình – Lưu Phượng Linh – chính là người đã thế thân cho Xuyên Đảo Phương Tử. Theo Lưu Phượng Trinh, chị của cô đang trong thời gian thi hành án giam giữ và bị viêm dạ dầy rất nặng, đã không còn hi vọng chữa trị được nữa và mẹ của cô đã bán chị của cô lấy 10 thỏi vàng. Rốt cuộc, chị của cô đã trở thành người thế thân cho Xuyên Đảo Phương Tử khi thi hành án tử hình đối với điệp viên này.

Xuyên Đảo Phương Tử (phải) và bố nuôi - Xuyên Đảo Lãng Tốc.


Nghe nói tướng mạo của Lưu Phượng Linh khá giống với Xuyên Đảo Phương Tử, biết nói tiếng Nhật Bản và rất hiếu thuận. Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, Lưu Phượng Linh đã đồng ý làm người thế thân cho Xuyên Đảo Phương Tử để lấy vàng cho mẹ dưỡng lão. Nhưng thay vì trả 10 thỏi vàng như đã hứa, giám thị chỉ đồng ý đưa cho mẹ của Lưu Phượng Linh 4 thỏi vàng. Tin người, mẹ của chị em họ Lưu đi lấy vàng, kết quả là bị mất tích.

Sóng gió xung quanh việc thi hành án tử hình đối với Xuyên Đảo Phương Tử càng ngày càng nổi lớn. Dư luận ầm xèo và đều chĩa mũi nhọn vào Chính phủ Quốc dân. Nếu mọi chuyện đúng như những gì Lưu Phượng Trinh trình báo thì đây đúng là một vụ bê bối lớn của cơ quan tư pháp Chính phủ Quốc dân. Đứng trước tầng tầng áp lực, Chính phủ Quốc dân lập tức ra tuyên bố kiên quyết phủ nhận việc có quan chức vì tư lợi mà làm chuyện trái pháp luật, tự ý thả tự do cho Xuyên Đảo Phương Tử.

Xuyên Đảo Phương Tử trong trang phục của quân đội Nhật Bản.


Phóng viên tờ “Kinh Thế nhật báo” cũng vội vàng đứng ra trần tình, thừa nhận rằng anh ta cảm thấy bất mãn với chính quyền, nên đã lợi dụng ngày cá tháng tư để đùa một chút. Hệ quả tin Xuyên Đảo Phương Tử vẫn chưa chết đã xuất hiện trên tờ “Kinh Thế nhật báo”. Trong khi dư luận chưa lắng xuống, Lưu Phượng Trinh, người tung ra quả “bom tấn” về việc giám thị đạo diễn vở “ve sầu thoát xác” cho Xuyên Đảo Phương Tử, đột nhiên biến mất.

Những nghi ngờ và bàn tán về cái chết của Xuyên Đảo Phương Tử giống như một trận gió lớn nổi lên ầm ầm rồi cuối cùng cũng lặng dần. Khi sự quan tâm chú ý bắt đầu chuyển sang tình hình chiến tranh giải phóng dân tộc và vận mệnh của thành Bắc Bình, một bộ phận dân chúng vẫn tin rằng Xuyên Đảo Phương Tử chưa chết. Theo họ, những lời đồn đại về nữ gián điệp này không phải không có cơ sở.

Ông Honda, thầy giáo người Nhật Bản của Xuyên Đảo Phương Tử từng đưa ra suy luận như sau: “Khi nghe người ta nói rằng tóc của người bị tử hình vừa đen vừa dày và trùm qua tai, tôi lập tức nghĩ đó không phải là Xuyên Đảo Phương Tử. Còn trong hồi ký của mình, người anh thân cận của Xuyên Đảo Phương Tử là Kim Hiến Lập cũng nói rằng Túc thân vương Thiện Kỳ có một lãnh địa gần biên giới với Mông Cổ. Sau khi tin Xuyên Đảo Phương Tử đã bị tử hình loan đi, người trông giữ lãnh địa trên cho nhà Túc thân vương đã gọi điện cho Kim Hiến Lập ngầm bảo là Xuyên Đảo Phương Tử đã đến nơi an toàn và chuẩn bị xuất cảnh.

Xuyên Đảo Phương Tử sau khi bị tử hình.

Nếu quả thật Xuyên Đảo Phương Tử thoát chết thì ai là người có khả năng cứu được nữ gián điệp này? Để trả lời câu hỏi này, cần phải bắt đầu từ những hoạt động gián điệp của Xuyên Đảo Phương Tử.


Cuối năm 1931, quân Quan Đông của Nhật Bản phái người bí mật đưa Phổ Nghi từ Thiên Tân tới Đông Bắc. Do trốn chạy vội vàng, nên Phổ Nghi không kịp mang theo “Hoàng hậu” Uyển Dung. Quân Quan Đông của Nhật Bản quyết định giao nhiệm vụ cứu Uyển Dung cho Xuyên Đảo Phương Tử và nữ gián điệp này đã không phụ lòng tin tưởng của cấp trên. Vở kịch con đưa xác mẹ về quê an táng, thực chất là giấu Uyển Dung trong quan tài, đã qua mắt được lực lượng an ninh Thiên Tân. Dưới sự hộ tống của Xuyên Đảo Phương Tử, Uyển Dung đã đến được Trường Xuân an toàn.

Khi Xuyên Đảo Phương Tử gặp nạn, gia tộc Ái Tân Giác La rất có thể đã nghĩ cách cứu. Kim Hiến Lập sau này nhớ lại: “Vợ của Tôn Liên Trọng, Tư lệnh chiến khu số 11 khi đó ở Bắc Bình mang dòng máu vương thất nhà Thanh. Tôi quyết định thông qua quan hệ này để cứu Xuyên Đảo Phương Tử. Tôn phu nhân nói: Khi thực thi án tử hình có thể dùng người thế thân để cứu Xuyên Đảo Phương Tử, nhưng cần phải có 100 thỏi vàng để bôi trơn các đầu mối”.

Ngoài gia tộc Ái Tân Giác La, những ai còn có thể ra tay cứu giúp Xuyên Đảo Phương Tử? Câu hỏi này tới nay vẫn chưa ai có thể đưa ra vế trả lời vẹn toàn, chỉ biết rằng gần 60 năm sau khi Xuyên Đảo Phương Tử bị đưa ra pháp trường, dư luận về việc nữ gián điệp này thực ra không bị tử hình lại rộ lên. Tất cả bắt nguồn từ sự hé lộ của một nữ họa sĩ ở Trường Xuân.

Ngọc Hà
(Theo báo “Văn hối”)

Những câu hỏi về cái chết của một điệp viên tuyệt sắc (kỳ cuối)
Những câu hỏi về cái chết của một điệp viên tuyệt sắc (kỳ cuối)

Năm 2006, Trương Ngọc, một nữ họa sĩ ở thành phố Trường Xuân (Cát Lâm, Trung Quốc), bất ngờ tuyên bố rằng Xuyên Đảo Phương Tử chính là người phụ nữ mà bà thường gọi là “bà ngoại Phương” đã cư ngụ tại Trường Xuân từ năm 1949 và mất vào năm 1978.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN