Tàu cứu hộ tàu ngầm USNS Hughes Glomar Explorer
Dưới danh nghĩa là một con tàu nghiên cứu địa chất biển, tàu USNS Hughes Glomar Explorer thực chất là một tàu cứu hộ tàu ngầm bí mật. Do nhà thiên tài lập dị Howard Hughes thiết kế, con tàu này được xây dựng để tìm kiếm tàu ngầm Liên Xô K - 129 bị chìm ở Thái Bình Dương vào năm 19. Liên Xô đã không thể tìm thấy xác của tàu ngầm này nhưng tin rằng nó nằm ở dưới độ sâu mà không thể tiếp cận.
USNS Hughes Glomar Explorer. |
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã thành công trong việc xác định vị trí của chiếc tàu ngầm xấu số trên bằng một chiến dịch của CIA năm 1974, còn gọi là Dự án Azorian. Dự án này nhằm phục hồi lại K - 129 để nghiên cứu các thông số kỹ thuật cũng như các tên lửa hạt nhân của tàu ngầm này.
Trong khi giả vờ tìm kiếm một mỏ khoáng sản, tàu Hughes Glomar Explorer đã dùng cần cẩu khổng lồ đưa tàu ngầm trên lên mặt biển. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ thành công một phần. Theo như quan chức CIA David Sharp có mặt trên tàu lúc đó, phần lớn hơn của chiếc tàu ngầm bị vỡ ra trong lúc kéo lên mặt nước và rơi thẳng xuống đáy. Phần nhỏ hơn được đưa lên boong của Glomar vào ngày 8/8/1974, và họ tìm thấy xác của 3 thủy thủ trên chiếc tàu ngầm.
Glomar Explorer đã bị bỏ xó tại Vịnh Suisun, California vào tháng 6/1993.
Tàu “tù” của Học viện Hải quân
Không giống như những sinh viên tại các trường đại học khác, những học viên ngang bướng tại Học viện Hải quân không bao giờ bị quản chế. Thay vào đó, họ bị buộc phải sống trên một con tàu “tù”. Đó là tàu USS Reina Mercedes, vốn bị Hải quân Mỹ chiếm được tại Cuba trong Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ.
Tàu USS Reina Mercedes, “ngôi nhà” của những học viên hải quân vi phạm kỷ luật. |
Chiếc tàu này ban đầu được đưa đến Boston để nhận những tân binh. Năm 1912, nó đến Annapolis và phục vụ như là doanh trại cho những học viên hải quân vi phạm kỷ luật.
Quá trình này kết thúc vào năm 1940 và con tàu được sử dụng chủ yếu như một doanh trại cho nhân viên của học viện Hải quân Mỹ cho đến khi nó được bán để tháo dỡ vào năm 1957.
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân NR - 1
Được đưa vào biên chế năm 1969, "Nerwin"(NR - 1) có lẽ là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhỏ nhất thế giới. Được điều hành bởi 2 sĩ quan, 5 thủy thủ đã được huấn luyện về hạt nhân và 2 nhà nghiên cứu, chiếc tàu ngầm nặng 400 tấn này chỉ ở sâu dưới nước không quá 600 m và thực hiện được cả hai nhiệm vụ: nghiên cứu và quân sự.
Sau thất bại của tàu con thoi Challenger vào năm 1986, NR - 1 được sử dụng để tìm kiếm, phân loại và phục hồi các bộ phận quan trọng của Challenger, theo một phiên bản lưu trữ trong tập tài liệu của Hải quân Mỹ.
Chiếc tàu này đã ngừng hoạt động vào năm 2008.
Tàu tàng hình của Lockheed Martin
Sea Shadow (IX - 529) được tập đoàn Lockheed Martin xây dựng trong những năm 1980 để thử nghiệm liệu công nghệ tàng hình sử dụng trên máy bay F - 117 Nighthawk có thể áp dụng với các tàu ngầm được hay không.
Tàu tàng hình Sea Shadow (IX - 529). |
Một thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ năm 2003 nêu rõ: "Trong những năm đầu thập niên 1980, IX - 529 được xây dựng bí mật với các bộ phận từ những nhà sản xuất khác nhau và được lắp ráp bên trong tàu Mining Barge Hughes (HMB) ở thành phố Redwood, California. Ở đó, HMB sẽ được đưa ra biển trong đêm khuya và trong trạng thái nửa ngập nước để Sea Shadow được kiểm tra mà không bị lộ".
Tàu Hughes Mining Barge được phát triển cùng với tàu Glomar Explorer như là một phần của dự án Azorian.
Các góc cạnh sắc nhọn của Sea Shadow giúp cho nó khó bị rađa phát hiện hơn. Con tàu này neo đậu tại San Diego, bang California trong nhiều năm trước khi nó được bán để tháo dỡ vào năm 2012.
Tàu cánh ngầm Pegasus
Trong khi nhiều tàu “độc” của Hải quân Mỹ chỉ có một chiếc, Lầu Năm Góc đã đặt hàng 6 chiếc tàu cánh ngầm lớp Pegasus năm 1970.
Nỗ lực mua các tàu cánh ngầm nặng 260 tấn/chiếc - tương đối nhỏ theo tiêu chuẩn tàu Hải quân - khi đó đã được Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Elmo Zumwalt, khởi động nhằm tăng cường số lượng tàu chiến nổi cho lực lượng này.
Được trang bị 8 tên lửa RGM - 84 Harpoon và một khẩu pháo 76 mm, tàu Pegasus được thiết kế để triển khai một cách nhanh chóng nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ trên mặt biển.
Một chiếc tàu Pegasus có thể cơ động với tốc độ 25m/s, do công ty Boeing chế tạo và được lên kế hoạch bán cho các nước đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, sự quan tâm quốc tế về chương trình này “nhạt” dần và Hải quân Mỹ đã phải tạm dừng chương trình này để ủng hộ cho các tàu hạng nặng hơn.
Tàu sân bay nhỏ nhất thế giới USS Baylander
Với trọng lượng 160 tấn, Baylander (IX - 514) được cho là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới. Với kích thước sàn đáp máy bay chỉ bằng một chiếc tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry, Baylander phục vụ như là tàu sân bay huấn luyện trực thăng cho hải quân, không quân, Thủy quân Lục chiến, Cảnh sát biển và Cảnh sát Quốc gia Mỹ.
Kể từ khi bắt đầu phục vụ như một tàu huấn luyện trực thăng vào năm 1986, nó đã hoàn thành 120.000 cuộc đổ bộ cho trực thăng mà không để xảy ra sai sót, với kỷ lục là 346 lượt hạ cánh/ngày vào ngày 10/6/1988.
Được đưa vào hoạt động năm 19, con tàu này từng phục vụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sau đó được chuyển tới Florida để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Sau khi ngừng hoạt động trong lực lượng hải quân, con tàu vẫn được các chủ sở hữu dân sự sử dụng.
Công Thuận