'Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải' đạt Nobel Hóa học

Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải là công trình nghiên cứu đã giúp 3 nhà khoa học cùng được vinh danh trở thành chủ nhân giải Nobel hóa học 2014 vào ngày 8/10.

 

Từ trái sang phải: Eric Betzig, Stefan W. Hell and William E. Moerner. Ảnh: AP

 

Theo đó, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã khen ngợi công trình trên của 2 nhà khoa học người Mỹ Eric Betzig và William E. Moerner cùng nhà khoa học người Đức Stefan Hell đã giúp “kính hiển vi quang học tiếp cận được đến thế giới nano” và phá bỏ được giới hạn hình ảnh có kích cỡ tối đa 200 phần tỷ mét của kính hiển vi quang học.

 

Việc phát triển kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải đã mở ra cơ hội để các nhà nghiên cứu có thể quan sát phân tử đơn trong tế bào sống hoặc theo dõi các protein liên quan đến bệnh Alzheimer hoặc Parkinson khi chúng kết hợp lại.

 

Theo truyền thống, cả 3 nhà khoa học sẽ cùng chia sẻ giải thưởng trị giá 1,1 triệu USD và nhận huy chương trong một buổi lễ trao thưởng diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển vào ngày 10/12 tới.

 

Giải thưởng năm ngoái được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ cho chương trình máy tính phân tích, mô phỏng các phản ứng hóa học phức tạp.

 

Nobel văn học 2014 sẽ được công bố vào ngày 9/10, tiếp đó là các giải Nobel Hòa Bình vào ngày 10/10 và Nobel kinh tế vào ngày 13/10.

 

Hà Linh

Đèn LED “thắp sáng” Nobel Vật lý 2014
Đèn LED “thắp sáng” Nobel Vật lý 2014

Bóng đèn LED, một loại đèn dùng nguồn ánh sáng thân thiện với môi trường và tốn ít năng lượng, đã “thắp sáng” giải Nobel Vật lý năm 201đèn LED,4, đồng thời làm rạng tên tuổi của ba nhà khoa học gốc Nhật Bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN