Đồ họa về TRAPPIST-1 và 7 hành tinh cùng kích cỡ Trái Đất. |
Điều này đã được công bố tại buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Washington (Mỹ) ngày 22/2.
Những hành tinh này đều xoay quanh ngôi sao TRAPPIST-1, và cần 44 triệu năm với tốc độ du hành trung bình hiện tại để một thiết bị bay thương mại từ Trái Đất có thể đặt chân đến đây. Đường kính trung bình của TRAPPIST-1 bằng khoảng 8% đường kính Mặt Trời.
Các nhà khoa học đang hy vọng có thể nghiên cứu bầu khí quyển của các hành tinh cùng kích cỡ Trái Đất này nhằm tìm ra thành phần hóa học có thể là dấu hiệu cho sự sống.
Nhà hóa học cấp cao Thomas Zurbuchen của NASA trong buổi họp báo nêu rõ: “Khám phá mới cho chúng ta thấy rằng việc tìm thấy Trái Đất thứ hai không còn là vấn đề ở đâu mà là khi nào”.
Mô phỏng về bề mặt trên những hành tinh mới được phát hiện. |
Nhà nghiên cứu Michael Gillon tại Đại học Liege ở Bỉ khẳng định rằng đây là lần đầu tiên nhiều hành tinh có kích cỡ tương tự như Trái Đất được phát hiện cùng nằm trong một thái dương hệ. Theo ông Gillon, vì Trappist-1 nhỏ và lạnh hơn Mặt Trời nên 3 hành tinh gần ngôi sao này nhất sẽ có môi trường thích hợp cho nước tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào những hành tinh có nhiệt độ phù hợp để tồn tại nước hoặc chất lỏng, điều kiện quan trọng cho hình thành sự sống.
Ngay cả nếu hiện nay TRAPPIST-1 chưa có sự sống thì trong tương lai điều này hoàn toàn có thể xảy ra. TRAPPIST-1 ít nhất mới chỉ 500 triệu năm tuổi nhưng có vòng đời ước tính đến 10.000 tỉ năm. Trong khi đó, Mặt Trời của chúng ta được dự đoán có tuổi thọ 10 tỉ năm.
Xem video về phát hiện của NASA: