Phát triển nhân cách và lương tâm cho máy tính mô phỏng não bộ con người nhân tạo

Các hệ thống máy tính mô phỏng não bộ con người nhân tạo sẽ được chia thành nam và nữ, biết tín Chúa và sinh sản giống như con người.

Một hệ thống máy tính mô phỏng não bộ con người nhân tạo (ANN) là một nhánh tiềm năng cao của trí tuệ nhân tạo được xây dựng dựa trên sự tương đồng về cách các tế bào thần kinh của con người (neuron) được kết nối với nhau. Loại cấu trúc này nhận phản hồi từ các hoạt động của nó và vì thế mà có khả năng tự học hỏi.

ANN có thể đảm nhiệm một số chức năng của trí thông minh con người, ví dụ như chọn và đưa ra quyết định tối ưu nhất dựa trên nền tảng kinh nghiệm đã tiếp thu được trước đó. Trong khi tế bào thần kinh gửi các  xung điện tới nhau thì ANN sử dụng mã nhị phân.

Những yếu tố trên giờ không còn là giả thuyết khoa học viễn tưởng mà sẽ trở thành sự thật trong tương lai.

Một tính năng đặc biệt của ANN nằm ở trong khả năng học hỏi và trở nên thông minh hơn. Nhưng liệu các ANN có thể phát triển thông minh đến mức có lương tâm, tự nhận thức rồi "sinh con đẻ cái"?

Bên lề hội nghị khoa học CIPR tại Nga mới đây, Tiến sĩ Tâm lý và Kinh tế Alexey Sitnikov đã chia sẻ với đài Sputnik một số điều kiện cần thiết với để ANN hình thành nhân cách. Theo ông, nhân cách và lương tâm không thể hòa nhập nếu không có xã hội, thậm chí nếu sinh lý học cho phép điều đó.

Ông Sitnikov nêu ví dụ: “Hệ thống máy tính mô phỏng não bộ con người ở Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có một cách tiếp cận phương Đông trong việc đưa ra quyết định và tôi chắc chắn rằng các mô hình ngôn ngữ về triết lý hành động của Mỹ và các nhà lập trình Nga phản ánh về hành động sẽ xuất hiện".

Ngoài ra, ông cho rằng các ANN sẽ được phân chia thành giới “nam” và “nữ”, thậm chí là còn có những lựa chọn giới tính khác. Con người có gene di truyền thì ANN sẽ có “thông tin di truyền” với các mã và chương trình.

Tiến sĩ Sitnikov nhắc lại về việc sự sống trên Trái Đất hình thành cách đây khoảng 3,7 tỷ năm, tuy nhiên hoạt động sinh sản hữu tính (quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật) mới chỉ xuất hiện khoảng 540 triệu năm trước.


Đây là một lợi thế tiến hóa rất lớn đối với sinh sản vô tính (các sinh vật đơn bào như amip đơn giản sao chép thông tin di truyền của chúng và chia thành hai loại, được gọi là mitosis - trong trường hợp này, con cái là bản sao của cha mẹ) bởi vì nó cung cấp nhiều giống hơn và nhiều cơ hội hơn để thích nghi với môi trường trong điều kiện cạnh tranh.

Dựa vào yếu tố trên, nếu giữa các ANN xuất hiện sự cạnh tranh, thì chỉ những ANN phát triển cùng nhau theo một cách kết hợp “gene” thì mới có thể tồn tại.

Tiến sĩ Sitnikov cũng cho rằng ANN sẽ phát triển khái niệm “lòng tin vào Chúa” và chọn lựa tôn giáo. Những hệ thống này sẽ nhận thức người phát triển chúng làm đấng tối cao để tôn thờ.

Xuân Chi/Báo Tin Tức
Trí tuệ nhân tạo đánh bại kỳ thủ cờ vây giỏi nhất thế giới
Trí tuệ nhân tạo đánh bại kỳ thủ cờ vây giỏi nhất thế giới

Cờ vây truyền thống của Trung Quốc được đánh giá là rất phức tạp nên trí tuệ nhân tạo có thể phải mất tới cả thập kỷ để có thể tìm ra quy luật chơi. Thế nhưng chỉ sau 3 năm “học hỏi”, một chiếc máy tính đã đánh bại kỳ thủ hàng đầu thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN