Hãng thông tấn Xinhua đưa tin hiện nay có khoảng 4 tỷ tấn urani trong nước biển, gấp 1.000 lần urani trên đất liền. Tuy nhiên, việc chiết xuất urani từ nước biển ở thời điểm này không mang lại lợi ích kinh tế hoặc đủ hiệu quả để cạnh tranh với khai thác quặng urani.
Đội nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Hóa học và Vật lý liên kết với Học Viện Khoa học Trung Quốc đã phát triển loại màng tế bào phân cấp có nhiều lỗ, được lấy cảm hứng từ kết cấu phân dạng trong sinh học. Kết cấu phân dạng rất đặc biệt trong tự nhiên, như ống chia nhánh trong tế bào động vật và thực vật. Tế bào này có thể tiêu thụ năng lượng tối thiểu khi truyền dịch.
Các thử nghiệm cho thấy loại màng tế bào này có thể tăng năng lực hấp thụ lên tới 20 lần. Sau 4 tuần thử nghiệm, một gram màng tế bào có thể chiết xuất 9,03 milligram urani từ nước biển tự nhiên. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng màng tế bào này có thể hút bám nhiều phân tử khác từ nước biển như sắt, kẽm, đồng… do vậy cần có phương pháp để tách biệt chúng.
Urani thường được sử dụng cho các nhà máy năng lượng hạt nhân, khi nhu cầu năng lượng hạt nhân tăng mạnh toàn cầu khi nhu cầu với urani cũng tăng theo.
Các nhà khoa học đã nhận thấy tiềm năng của việc sử dụng urani trong nước biển từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, đến thập niên 80, các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới tìm ra được phương pháp để chiết xuất urani từ nước biển. Họ đã sử dụng hỗn hợp hóa học có tên amidoxime để liên kết các phân tử urani trong nước biển.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc lại tập trung vào nâng cao khả năng hấp thụ của hỗn hợp này. Kết quả nghiên cứu của họ đã được đăng trên tạp chí Nature Sustainability vào cuối tháng 11.