Với động cơ này, máy bay tới rìa vũ trụ chỉ cần không khí và điện

Động cơ phản lực plasma - đột phá mới trong công nghệ động cơ đẩy phản lực - có thể trở thành cuộc cách mạng hóa trong ngành hàng không vũ trụ. Nó có thể giúp một chiếc máy bay bay tới rìa vũ trụ chỉ bằng không khí và điện.

Phi thuyền plasma b-Ionic Airfish.

Berkant Goksel, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Berlin (Đức) thông báo, nhóm của ông đã hoàn thành thử nghiệm thành công các động cơ plasma, có khả năng đưa các máy bay trong tương lai lên tới độ cao 50 km và hơn thế. Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (các trạng thái khác là rắn, lỏng, khí) trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân; các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt.

Trong khi nghiên cứu khác về động cơ plasma chủ yếu tập trung vào khả năng điều khiển các vệ tinh nhỏ trong không gian, ông Goksel trả lời tạp chí “New Scientist” rằng nghiên cứu của ông chú trọng tới việc thử nghiệm loại động cơ này trong bầu khí quyển bình thường.

“Chúng tôi là người đầu tiên sản xuất các động cơ plama nhanh và mạnh ở cấp độ mặt đất. Máy bay plasma có thể tăng tốc 20km trong một giây”, ông Goksel khẳng định. Một chuyến bay thử nghiệm thực tế sẽ là mục tiêu quan trọng tiếp theo trong dự án của nhóm nhà nghiên cứu.

Các nhà khoa học đã sử dụng những máy ép lực mini dài 80 mm để tiến hành thí nghiệm. Trong thực tế, một máy bay thương mại bình thường có thể cần tới 10.000 chiếc máy ép này để bay được. Tuy nhiên, ông Goksel tin rằng ông và các đồng nghiệp sẽ thử nghiệm trên một chiếc máy bay cỡ nhỏ với chừng 100 – 1.000 máy ép mini.

Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch phát triển một máy phát điện di động để sử dụng trong chuyến bay thử đầu tiên của dự án “b-Ionic Airfish”. Năm 2005, phi thuyền này đã trở thành khí cầu đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ plasma.
 
Thí nghiệm này được mong đợi sẽ vượt qua trở ngại lớn nhất trong dự án: đòi hỏi một lượng điện năng lớn để sản sinh và duy trì plasma. Bởi lẽ để các máy ép lực hoạt động thì cần một nguồn năng lượng bằng với công suất của một nhà máy điện cỡ nhỏ.

Ông Gokerl hy vọng sẽ đảm bảo được nguồn năng lượng này bằng các tấm pin mặt trời hoặc sử dụng năng lượng bức xạ kết nối không dây với động cơ.

Xuân Chi/Báo Tin Tức
Mỹ trang bị công nghệ mới ‘đổi đời’ máy bay do thám U-2
Mỹ trang bị công nghệ mới ‘đổi đời’ máy bay do thám U-2

Lực lượng Không quân Mỹ thông báo máy bay do thám U-2 đang được tích hợp với các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ chạy thử nghiệm trong cuộc tập trận thường niên Northern Edge tổ chức tại bang Alaska (Mỹ).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN