Bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực - Bài 1: Hành lang pháp lý thuận lợi

Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 22/8/2019, sau 1 năm thực hiện, hoạt động bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương.

Chú thích ảnh
Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương và thành phố Chí Linh chứng kiến việc thu hái và sơ chế nhãn xuất khẩu. Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN

Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt với quan điểm "Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội’’.

Sau 1 năm Chiến lược sở hữu trí tuệ được phê duyệt, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại các địa phương được chú trọng và tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp trong hoạt động bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ 

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Cùng với Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ địa phương như: Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững đặt ra yêu cầu ‘‘Tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước cho các sản phẩn nông nghiệp chủ lực, đặc thù nhằm thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được bảo hộ’’; Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 nhằm hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP"; Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ quy định các nội dung liên quan đến hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp và doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp,  hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Việt Nam, xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp…

Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại các địa phương thời gian qua được chú trọng và tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ địa phương, hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh và giá trị tài sản trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Sở hữu trí tuệ - Công cụ "đắc lực" thúc đẩy phát triển sản xuất

Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng, địa phương, doanh nghiệp; hướng dẫn hỗ trợ các địa phương xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương ở trong và ngoài nước… Đặc biệt, Cục hỗ trợ các địa phương quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên cơ sở giá trị về truyền thống và đặc thù của sản phẩm, củng cố và phát triển danh tiếng sản phẩm địa phương, cùng với địa phương quy hoạch sản xuất, tổ chức lại sản xuất, chế biến theo hướng thương mại, đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh: Trong dòng chảy công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sở hữu trí tuệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và là công cụ "đắc lực" thúc đẩy phát triển sản xuất địa phương. Cùng với việc thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, các địa phương cần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm đặc thù địa phương.

Đặc biệt, các địa phương phải đẩy mạnh bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm địa phương, trong đó chú trọng sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù địa phương bởi sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lý quan trọng để ngăn chặn hành vi sử dụng sai lệch, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp.

Việc bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm địa phương là công cụ để định hướng người tiêu dùng phân biệt, quyết định lựa chọn, sử dụng sản phẩm đúng nguồn gốc, chất lượng trước khi quyết định lựa chọn, tiêu dùng. 

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Định Hữu Phí khẳng định: Việc bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm thế mạnh, chủ lực địa phương, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng và tạo uy tín thương hiệu nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bài 2: Quá trình ứng dụng thực tế - Nhìn từ khu vực phía Bắc 

HL (TTXVN)
Bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ với sản phẩm nông nghiệp chủ lực - Bài cuối: Giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ với sản phẩm nông nghiệp chủ lực - Bài cuối: Giải pháp nâng cao hiệu quả

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục phối hợp với một số cơ quan, đặc biệt là các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các địa phương, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN