Các nhân tố tác động đến giá dầu

Các chuyên gia đã tự làm khó mình khi đưa ra những dự báo đặc biệt về xu hướng giá dầu. Vậy thì cái gì đang điều khiển giá dầu ngày hôm nay? Nhiều nhà bình luận cho rằng có một số giả thuyết, hiện tượng và các yếu tố góp phần vào sự thay đổi bất thường của giá dầu:

Thứ nhất là nguồn cung đá phiến hydrocarbon tăng. Dầu đá phiến đang tăng mạnh, điều đã được các nhà sản xuất thừa nhận rằng sản lượng từ đá phiến đã nhiều hơn so với dự kiến. Hơn nữa, sự ổn định của sản xuất đá phiến hydrocarbon đã tỏ ra hấp dẫn (so với việc khai thác bình thường), nơi mỗi USD đầu tư cho ra một sản phẩm hợp lý nhất định.

Tình hình bất ổn ở Trung Đông ảnh hưởng đến giá dầu.


Thứ hai, nhu cầu dầu trên toàn thế giới đang giảm chứ không chỉ ở Trung Quốc. Hiệu suất đang dẫn đến giảm nhu cầu, mùa đông thường giảm nhẹ hơn. Chậm rãi nhưng chắc chắn, người tiêu dùng toàn cầu đang chuyển đổi sang khí đốt. Ô tô chiếm khoảng 60% nhu cầu dầu trong khi các loại xe chạy bằng khí đốt và điện ngày càng tăng. Năng lượng Mặt Trời cũng đang gia tăng và có thể trở thành nguồn năng lượng thay thế trong trung hạn.

Thứ ba, Trung Đông không ổn định, nguy cơ về sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng do chiến tranh, các phong trào chính trị (Mùa Xuân Arập) hay thậm chí chính sách cấm vận tạo thêm căng thẳng, không ổn định đối với sự cân bằng cung cầu vốn đã bấp bênh. Sản xuất dầu thất thường từ các nước đang bị chiến tranh tàn phá như Iraq và Libya thường gây bất ngờ trên thị trường với nguồn cung thực tế khác xa với dự đoán.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng gây sợ hãi với các nhà phân tích. Thị trường có thể dễ dàng bị đe dọa bởi chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là IS, tổ chức thậm chí khiến cả al-Qaeda cũng e ngại. Nguy cơ hoạt động khủng bố có xu hướng giữ giá dầu cao hoặc ít nhất dễ bay hơi.

Giá dầu cần để hỗ trợ ngân sách đối với nhiều quốc gia phụ thuộc nặng nề vào nguồn thu từ dầu. Nói cách khác, một khi giá dầu giảm, sự tổn thương có thể buộc họ phải cắt giảm sản lượng nếu họ là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), hoặc ít nhất gây áp lực đáng kể lên các nhà sản xuất nhằm giảm sản lượng khai thác để tăng giá.

Saudi Arabia, và sau đó là OPEC, đã duy trì lập trường kiên định không cắt giảm sản lượng để giữ giá, vì họ tin rằng bất kỳ sự cắt giảm sản lượng nào đều không làm tăng giá dầu, bởi đơn giản là các nhà sản xuất đá phiến sẽ lấp đầy khoảng trống đó.

Bằng cách cho phép giá dầu giảm, Saudi Arabia hy vọng các nhà sản xuất đá phiến sẽ cắt giảm sản lượng, không thực hiện các cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng đá phiến, khiến nguồn cung sẽ giảm, giá dầu tăng lên cho phép OPEC duy trì thị phần với giá cao hơn trong tương lai.

Không thể mong đợi để đưa ra một dự đoán hợp lý về xu hướng giá dầu hiện nay. Sự biến động của giá dầu thấp có thể do các yếu tố không được nghĩ tới và bất ngờ, hoặc từ sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố. Điểm mấu chốt là thế giới ngày nay phức tạp hơn nhiều khiến cho giá dầu khó dự đoán hơn.

Hầu hết các nhà bình luận hiện nay tin rằng giá dầu sẽ ở mức thấp trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn nếu không có nhiều biến động lớn, chẳng hạn một cuộc chiến tranh đơn phương hay các cuộc tấn công khủng bố lớn gây ra những hậu quả đối với giá dầu.

Dự đoán giá dầu sẽ dao động ở mức 50-100 USD/thùng trong vài năm tới hoặc lâu hơn, sau đó tăng dần khi dân số, giáo dục, sự thịnh vượng và nguồn cầu tiếp tục tăng, nhưng vẫn dao động trong phạm vi tương đối lớn. Nhiều người có thể chỉ trích dự báo có biên độ lớn như vậy, nhưng trên thực tế, dự đoán sẽ có biến động với mức giá trung bình khoảng 75 USD/thùng trong vài năm tới.


Trần Hiệp
(Theo “Bưu điện Jakarta”)

Giá dầu: Giảm để thay đổi
Giá dầu: Giảm để thay đổi

Sự sụt giảm gần đây của giá dầu có thể có một tác động tích cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu - thậm chí còn có thể lớn hơn so với nhận định của hầu hết các nhà quan sát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN