Cần một cơ chế giám sát cấp phép dự án FDI

Theo các chuyên gia kinh tế, cơ chế phân cấp cho địa phương tự chủ là phù hợp nhưng không nên cào bằng, do mỗi địa phương có điều kiện và năng lực khác nhau. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thể đủ năng lực để phân cấp, nhưng với các địa phương còn lại thì cần phải có tiêu chí, nếu không sẽ gây ra tình trạng ban hành quy định không đúng thẩm quyền, dễ dãi trong lựa chọn nhà đầu tư.

Việc phân cấp phải có định chuẩn, ví như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã có 3 loại quy hoạch: quy hoạch kinh tế xã hội quốc gia - quy hoạch vùng - quy hoạch địa phương, rồi thậm chí có cả quy hoạch ngành. Nhưng việc phân cấp hiện nay đã khiến xảy ra tình trạng là nơi nào cũng muốn có các dự án nên cạnh tranh với nhau. Thiên về lợi ích địa phương nên các tỉnh đã “phớt lờ” quy hoạch kinh tế ngành, vùng, kinh tế quốc gia. “Cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan thanh tra ngành nào giám sát việc phân cấp của tỉnh có đúng với phân cấp không. Ai chịu trách nhiệm khi các dự án ở địa phương đầu tư phá vỡ quy hoạch ngành, vùng hay quy hoạch kinh tế xã hội?”, GS Mại đặt câu hỏi.

Ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đầu tư nước ngoài đề xuất: Dự án có qui mô vốn dưới 500 triệu USD; dự án có sử dụng diện tích đất trên 300 ha sẽ phân cấp quản lý toàn diện cho UBND cấp tỉnh; các vấn đề phát sinh trong quá trình dự án triển khai, hoạt động gặp khó khăn, không tự giải quyết được cần kịp thời xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Trường hợp cần thiết, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Còn đối với các dự án còn lại vượt quá qui mô 500 triệu USD/dự án hoặc trên 300 ha đất, tuy địa phương vẫn là đơn vị đầu mối quản lý, vẫn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được qui định tại cơ chế phân cấp hiện hành, nhưng các bộ, ngành được xác định rõ trách nhiệm trong quản lý các dự án đó.

Các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý FDI cho rằng, phải sớm có một cơ chế giám sát việc thực hiện phân cấp. Như vậy mới điều chỉnh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phớt lờ các chiến lược quy hoạch ngành, vùng, quốc gia và chọn lọc đúng nhà đầu tư, dự án đầu tư đang diễn ra ở các địa phương hiện nay.
Xuân Hương
Kiểm soát dự án FDI phân cấp cho địa phương
Kiểm soát dự án FDI phân cấp cho địa phương

Chủ trương phân cấp toàn diện cho địa phương cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) từ năm 2006 đã giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh từ vài trăm triệu lên hàng chục tỉ USD/năm. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, cơ chế phân cấp này đã phản ánh những bất cập.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN