Một số nước châu Âu đã thực hiện các biện pháp hạn chế do sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19. Biến thể mới Omicron được phát hiện tại Nam Phi vào ngày 26/11 và đã nhanh chóng lây lan tại châu Âu.
Bà Lagarde nói đó là một một lo ngại đối với đà phục hồi kinh tế của Eurozone trong năm 2022, nhưng bà tin rằng khu vực này đã có kinh nghiệm ứng phó. Các nước đều đã được chuẩn bị tốt hơn để phản ứng trước nguy cơ của làn sóng dịch thứ năm hay biến thể Omicron.
Theo bà Lagarde, cuộc khủng hoảng đã cho thấy rằng dịch không có biên giới và tất cả chỉ được bảo vệ khi đều được tiêm chủng.
Trước đó, vào ngày 19/11, bà Lagarde nhận định lạm phát tại Eurozone sẽ giảm dần, ECB không nên vội siết chặt chính sách siết chặt tiền tệ do điều này có nguy cơ chặn đứng đà phục hồi của kinh tế.
Cụ thể, chi phí năng lượng tăng cao đã khiến lạm phát của Eurozone trong tháng 10/2021 tăng lên 4,1%. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu khi kinh tế mở lại, lạm phát nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn so với mục tiêu mà ECB đề ra cho năm tới là 2%.