Ông Nguyễn Thế Biên, Viện
trưởng Viện Điều tra, Quy hoạch rừng cho biết, trên cơ sở mục tiêu, định hướng
phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
và định hướng phát triển kinh tế-xã hội và môi trường của tỉnh Hà Giang, Viện
Điều tra, Quy hoạch rừng sẽ hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Hà Giang phát triển lâm nghiệp tỉnh Hà Giang. Huy động mọi
nguồn lực tối đa tham gia thực hiện các chương trình, dự án về lâm nghiệp.
Viện Điều tra, Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang ký thỏa thuận hợp tác. |
Theo thỏa thuận hợp tác, Viện
Điều tra, Quy hoạch rừng sẽ phối hợp xây dựng và thực hiện dự án quản lý rừng
bền vững và chứng chỉ rừng. Đồng thời rà soát quy hoạch 3 loại rừng; rà soát
chuyển đổi rừng phòng hộ ít sang rừng sản xuất; rà soát quy hoạch bảo vệ phát
triển rừng; quy hoạch các loại cây trồng, quy hoạch sản xuất lâm nghiệp từ cấp
huyện đến cấp xã gắn với quản lý và sản xuất. Đặc biệt Viện sẽ giúp Hà Giang
triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án bảo tồn điều tra đa dạng sinh học;
thành lập, nâng cấp các khu rừng đặc dụng. Đưa dự án ứng dụng công nghệ thông
tin và viễn thám vào quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Giang.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Văn Điển, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang, Hà Giang có diện tích đất quy hoạch
cho lâm nghiệp trên 588.000 ha, chiếm 74,29% diện tích tự nhiên của tỉnh, riêng
rừng sản xuất chiếm gần 270.000 ha. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn
lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ nhưng ngành
lâm nghiệp của Hà Giang vẫn đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Những năm gần
đây, diện tích rừng Hà Giang tăng nhanh, độ che phủ rừng năm 2015 đạt 54,84%;
năng suất và chất lượng rừng trồng ngày càng tăng, thị trường lâm sản phát
triển tốt. Công tác bảo vệ phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải
quyết việc làm cho hàng vạn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà
Giang phấn đấu thực hiện thành công dự án cấp chứng chỉ rừng và hỗ trợ quản lý
rừng bền vững ở các huyện, thành phố thuộc vùng động lực. Phấn đấu đến năm 2020
Hà Giang có ít nhất 30.000 ha rừng trồng sản xuất tại vùng động lực của tỉnh
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC-PM thế giới; Không
ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ ngành lâm nghiệp và người làm nghề rừng của
Hà Giang về quản lý rừng trồng bền vững... Góp phần nâng cao giá trị và hiệu
quả kinh doanh rừng, tận dụng tối đa lợi thế của sản xuất lâm nghiệp trên đất
dốc, góp phần đưa Hà Giang ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách với các
tỉnh trong khu vực.
Minh Tâm