Hầm Cù Mông sẽ xóa 'điểm đen' tai nạn giao thông đoạn nối Bình Định - Phú Yên

Dự án Hầm Cù Mông khởi công tháng 9/2015, dài hơn 6,6 km, điểm đầu tại Km 1239+119 Quốc lộ 1 (QL1 - Bình Định), điểm cuối tại Km 1247+739 QL1 (Phú Yên), đầu tư theo hình thức BOT, gồm hầm dài 2.6 km, đường dẫn dài 4,02 km, đạt vận tốc thiết kế 80 km/giờ, sẽ được đưa vào khai thác trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, vượt tiến độ 3 tháng.

Hầm Cù Mông đang vào giai đoạn hoàn thiện các hạng mục cuối cùng

Dự án có tổng mức đầu tư 3.921 tỷ đồng, được sử dụng từ phần vốn tiết giảm hơn 4.000 tỷ đồng của dự án Hầm Đèo Cả. Đây là một trong số ít dự án của ngành Giao thông vận tải giải quyết bài toán đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo không phát sinh thêm vốn đầu tư.

Chú thích ảnh
Đường dẫn Hầm Cù Mông còn chờ thảm lớp cuối

 

Chú thích ảnh
Hoàn thiện rãnh thoát nước trước cửa hầm

Ông Nguyễn Tấn Đông, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, Giám đốc Ban Quản lý Hầm Cù Mông (Chủ đầu tư) cho biết, đến cuối tháng 12/2018, dự án đã hoàn thành trên 95% tổng khối lượng thi công. Hiện, trên công trường Hầm Cù Mông, các nhà thầu đang tập trung bố trí 20 mũi thi công, với hàng trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân, tư vấn giám sát, làm việc 3 ca/ngày, để hoàn thiện các hạng mục cuối lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hàng rào hộ lan, sơn vẽ biển báo, thảm nhựa đường dẫn... đảm bảo đưa hầm vào khai thác trong tháng 1/2019.

Phó Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả thông tin dự án 

"Hầm Cù Mông đi vào khai thác có vai trò kết nối, xóa "điểm đen" tai nạn giao thông trên QL1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên, rút ngắn quãng đường, thay vì đi đường vòng hơn 9 km so với hiện nay; đồng thời, tạo điều kiện mở rộng giao thương, liên kết vùng và phát triển kinh tế khu vực duyên hải Nam Trung Bộ", ông Nguyễn Tấn Đông cho biết.

Chú thích ảnh
Thi công hạng mục lắp đặt hệ thống chiếu sáng, kẻ vẽ làn đường.
Chú thích ảnh
Dán lớp phản quang.

Để chuẩn bị đi vào khai thác, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đang tập huấn cán bộ vận hành hầm theo nhiều đội chuyên môn quản lý, bảo trì điện, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại hầm, y tế, đội điều hành giao thông qua hầm… đảm bảo khi công trình hoàn thành, các lực lượng này có thể vận hành, khai thác ngay.

Chú thích ảnh
Hoàn thiện hệ thống thông gió.
Chú thích ảnh
Thảm lớp cuối đường dẫn cửa hầm phía tỉnh Phú Yên 

Được biết, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cũng xây dựng đồng loạt 2 hệ thống thu phí tự động và thủ công để tiến hành thu phí phương tiện khi qua hầm, phục vụ người dân.

Chú thích ảnh
Vận hành thử Trung tâm quản lý, giám sát phương tiện qua hầm.
Chú thích ảnh
Hoàn thiện Trạm thu phí hoàn vốn 

Đèo Cù Mông nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, dài 7 km, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, với đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Cung đường đèo này liên tục xảy ra tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ xe tải, xe khách lật, bốc cháy, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước đây, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, thì đèo Cù Mông là tuyến độc đạo để qua lại giữa hai địa phương đi vào các tỉnh Nam Trung Bộ.

Tiến Hiếu - Huy Hùng/Báo Tin tức
Từ ngày 3/9, hầm Đèo Cả bắt đầu thu phí
Từ ngày 3/9, hầm Đèo Cả bắt đầu thu phí

Trong khi dư luận xã hội đang bức xúc trước việc nhiều dự án giao thông được đầu tư bằng hình thức BOT có mức thu phí không hợp lý; chất lượng công trình không đảm bảo, thì tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả (đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), người dân khá hài lòng với chất lượng công trình và sẵn sàng chi trả phí để qua hầm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN