Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 của cả ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,4 tỷ USD, tăng 3,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,1 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 9,5%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,1 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là EU đạt 20,2 tỷ USD, tăng 12,3%; ASEAN đạt 12,3 tỷ USD, giảm 3%; Trung Quốc đạt 10,4 tỷ USD, tăng 5,6%; Nhật Bản đạt 9,3 tỷ USD, giảm 4,9%; Hàn Quốc đạt 5,1 tỷ USD tăng 16,5%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước ước đạt 106,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,7 tỷ USD, giảm 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 74,6 tỷ USD, tăng 14,7%.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 20 tỷ USD, tăng 31,1%; hàng dệt may đạt 15 tỷ USD, tăng 10,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, tăng 51,8%; giày dép đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,9%; máy móc thiết bị gia dụng.


Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước. Đó là thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 16,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,6 tỷ USD, giảm 7,1%; cao su đạt 921 triệu USD, giảm 10,3%...

Thúy Hiền (TTXVN)
Tiềm năng đan xen rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Tiềm năng đan xen rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN