Bưu điện La Poste là doanh nghiệp có số lượng các chi nhánh bán lẻ phải đóng cửa nhiều nhất. Ảnh: legroupe.laposte.fr
|
Theo thống kê của Viện nghiên cứu thị trường GfK, tình hình trên liên quan đặc biệt đến các doanh nghiệp hoặc thương hiệu "quá nhỏ bé" và "ít tiếng tăm".
Bưu điện La Poste là doanh nghiệp có số lượng các chi nhánh bán lẻ phải đóng cửa nhiều nhất, với số các chi nhánh bán lẻ giảm 35% từ năm 2010 đến năm 2017. Số lượng các điểm bán lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm không thuộc ngành thực phẩm cũng giảm nhiều, cụ thể là các điểm bán sản phẩm trong lĩnh vực thể thao và đa phương tiện (giảm 28%), các điểm bán sách (giảm 27%) và các cửa hàng bán lẻ quần áo (giảm 12%).
Ngược lại, một số ngành và lĩnh vực ghi nhận số lượng các điểm bán hàng gia tăng, bao gồm các cửa hàng thực phẩm giá rẻ (tăng 31%), cửa hàng bán nước hoa và mỹ phẩm (26%), cũng như các cửa hàng đồ nội thất (16%), các trạm dịch vụ bán xăng, nhiên liệu và các cửa hàng tiện lợi (12%).
Theo ước tính của GfK, các doanh nghiệp kinh doanh hàng bán hạ giá (discounter) như Denner, Aldi Suisse và Lidl đều chứng kiến doanh thu tăng đáng kể trong năm 2017, với mức tăng tương ứng là 3%, 2,6% và 10%,.
Đáng chú ý Lidl đã vươn lên vị trí thứ bảy trong số các nhà bán lẻ lớn nhất ở Thụy Sỹ, với doanh thu đạt 1,1 tỷ franc (1,109 tỷ USD).
Trong số các nhà phân phối truyền thống của Thụy Sỹ, Migros đạt doanh thu 14,3 tỷ franc trong năm ngoái (giảm 0,7%) trong khi đối thủ cạnh tranh Coop có doanh thu tăng 0,7% lên 12, 8 tỷ franc.